Cơ sở thực tiễn huy động vốn của các ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh (Trang 35 - 40)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn huy động vốn của các ngân hàng thương mại

THƯƠNG MẠI

2.2.1. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng thương mại trên thế giới thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan

Ngân hàng Nông nghiệp Thái Lan hoạt động chủ yếu ở vùng nông thôn, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp, chủ trang trại và dân cư nông thôn. Trong huy động vốn có nhiều hình thức huy động như tài khoản thanh tốn khơng hưởng lãi, tài khoản tiền gửi có hưởng lãi có các kỳ hạn khác nhau như: khơng kỳ hạn, có kỳ hạn 3, 6, 12 tháng; Trên 12 tháng trả lãi theo năm nếu gửi trung dài hạn. Ngân hàng có huy động tiền gửi tiết kiệm có mục đích thơng qua các quỹ tiết kiệm độc lập như tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm du học, tiết kiệm an sinh tại các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tại Thái Lan chỉ huy động bằng nội tệ (Bath) do chính sách ngoại hối quy định, người dân không được sử dụng ngoại tệ.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng hợp tác xã Ấn Độ

Ngân hàng hợp tác xã Ấn Độ là tổ chức được thành lập trên cở sở tự nguyện của các nơng dân có sự bảo trợ của Chính phủ. Ngân hàng vừa huy động vốn, vừa cho vay, cung ứng các dịch vụ ngân hàng và đặc biệt có hệ thống cơ sở vật chất phục vụ sau thu hoạch của các trang trại và hộ nông dân. Ngân hàng huy động vốn như mở tài khoản thanh toán cho doanh nghiệp, cá nhân, huy động vốn có kỳ hạn và theo dự án đầu tư của ngân hàng. Ngân hàng huy động trực tiếp và gián tiếp thơng qua các quỹ tín dụng nơng thơn tại các thơn. Có điều đặc biệt quỹ tín dụng huy động vốn thơng qua việc ghi sổ dùng nhiều lần, kết hợp với cho vay cùng một sổ, với kỳ hạn tùy thuộc vào nhu cầu gửi và kỳ hạn vay với lãi suất linh hoạt và lãi suất huy động thấp hơn chỉ số lạm phát khoảng 0,5%/ năm. Ấn Độ là nước không cho sử dụng thanh tốn, tích trữ bằng ngoại tệ, nên ngân hàng chỉ huy động vốn bằng nội tệ (Rupia).

2.2.1.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc

Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc hoạt động rộng cả ở thành phố và nông thôn như Agribank, và đảm nhiệm cả tín dụng chính sách như Ngân hàng chính sách của Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc huy động vốn có các hình thức như mở tài khoản thanh tốn khơng có lãi suất, huy động tiết kiệm có kỳ hạn theo tháng, theo năm nếu trên 12 tháng trả lãi theo năm; Theo dự án

cho vay ngân hàng sẽ huy động số vốn cần thiết theo dự án với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay và không chịu rủi ro của dự án; Ngân hàng huy động tiết kiệm nhà ở theo dự án chung cư khi gửi được trên 30% số tiền cần mua, ngân hàng sẽ cấp tín dụng nếu khách hàng có nhu cầu và khách hàng vẫn tiếp tục gửi tiền không giới hạn thời gian, số tiền gửi và thanh toán tiền nhà theo định kỳ. Trung Quốc là quốc gia có chính sách ngoại hối chặt chẽ, chỉ được sở hữu tiền nhân dân tệ (CNY), nên khơng có huy động bằng ngoại tệ.

2.2.2. Kinh nghiệm huy động vốn của các NHTM trong nước

Việt Nam hiện tại có trên 100 NHTM trong nước, chi nhánh NHTM nước ngồi, quỹ tín dụng nhân dân và cơng ty tài chính được phép hoạt động huy động vốn. Tuy nhiên, các NHTM được phép huy động vốn với đầy đủ các hình thức và phương thức khác nhau. Do vậy, việc nghiên cứu thực tiễn huy động vốn của các NHTM mà chủ yếu của các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, và một số ngân hàng cổ phần có thị phần lớn và là đối thủ cạnh tranh mạnh của Agribank nói chung và Agribank Chi nhánh Đơng Anh nói riêng có ý nghĩa thực tiễn thiết thực.

Về tổ chức huy động vốn, các ngân hàng lớn có thị phần có thể dẫn dắt thị trường như Vietcombank, Vietinbank, BIDV và một số ngân hàng cổ phần có Ban (Phịng) nguồn vốn tại trụ sở chính, các chi nhánh có phịng nguồn vốn. Đây là bộ phận chuyên trách xây dựng chiến lược, kế hoạch, thiết kế các sản phẩm, ban hành các chính sách về lãi suất, khuyến mãi, v.v... để thống nhất trong việc huy động vốn toàn hệ thống.

Về cơ bản, các NHTM hoạt động tại Việt Nam đều có các hình thức huy động vốn chủ yếu sau: Tiền gửi thanh tốn, tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn đến 60 tháng, bán kỳ phiếu, trái phiếu, hoạt động đại lý, ủy thác đầu tư. Các ngân hàng đều chú trọng huy động vốn phần đông là khách hàng cá nhân, các tổ chức kinh tế. Mặt khác, phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối, hoạt động tín dụng .v.v... tạo cở sở cho huy động vốn. Các ngân hàng thực hiện chiến lược Marketing như dự thưởng, du lịch, tặng quà, khuyến mãi. Thực hiện cạnh tranh lãi suất là một trong chính sách huy động được quan tâm. Huy động vốn kết hợp với tài trợ tín dụng có mục đích, theo cấu phần giữa vốn tiền gửi có mục đích để khuyến khích khách hàng gửi tiền. Các ngân hàng thực hiện chiết khấu, mua lại .v.v... sổ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu đảm bảo

quyền lợi hợp lý cho khách hàng, qua đó đã khuyến khích khách hàng gửi tiền. Các Ngân hàng đã chú trọng mở rộng hệ thống màng lưới như các Phòng giao dịch, để tiếp cận gần hơn với khách hàng. Thực hiện hiện đại hóa cơng nghệ trong huy động vốn đáp ứng việc gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi, hay thực hiện E-banking, thanh toán Online v.v... tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, trên cơ sở đó huy động vốn tiền gửi. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng có các chính sách huy động, hình thức huy động đặc thù riêng theo thế mạnh của mình để huy động vốn tốt nhất.

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Vietcombank

Đối với Vietcombank hoạt động chủ yếu cho kinh tế đối ngoại, các khách hàng chủ yếu là khách hàng xuất nhập khẩu. Do vậy, các chính sách huy động vốn chủ yếu là các ngoại tệ mạnh như USD, EUR,GBP, JPY, .v.v... và chủ yếu khách hàng là doanh nghiệp. Mặt khác, đẩy mạnh dịch vụ kinh doanh ngoại hối, thẻ tín dụng quốc tế là thế mạnh tạo cơ sở cho huy động vốn với chi phí thấp và huy động vốn từ tiền ký quỹ các dự án FDI.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV là ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực đầu tư, khách hàng chủ yếu là các tập đoàn lớn do vậy đã có chính sách huy động vốn gắn với việc cho vay theo dự án, hay tập trung huy động vốn từ các dự án đầu tư ODA, vốn tài trợ Chính phủ và phi Chính phủ nước ngồi thông qua sở 3 là đầu mối. Ngân hàng chú trọng phát triển ngân hàng bán lẻ đứng đầu Việt Nam qua đó đã mở rộng huy động vốn từ cá nhân thông qua mở tài khoản cá nhân, các hình thức tiết kiệm tích lũy, gửi góp, các hình thức huy động kỳ hạn theo tuần, tháng, quý, năm và trung dài hạn đến 60 tháng.

2.2.2.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Vietinbank

Ngân hàng Vietinbank hoạt động chủ yếu ở các thành phố, đô thị tập trung, các khu công nghiệp đã tập trung huy động vốn của các doanh nghiệp, các trường đại học cao đẳng, bệnh viện, dân cư đơ thị, của các nhà đầu tư chứng khốn. Với các hình thức huy động truyền thống huy động như ngân hàng khác. Điểm đặc biệt là Vietinbank rất quan tâm đến đối tượng sinh viên đã xây dựng phần mềm huy động thông qua việc phát hành thẻ ATM kết hợp với thẻ sinh viên nên đã thu hút khối lượng lớn khách hàng là sinh viên và các trường đại học, cao đẳng trên tồn quốc có nguồn thu học phí khơng dùng tiền mặt, qua đó có nguồn vốn lớn với lãi suất khơng kỳ hạn lớn và ổn định.

2.2.2.4. Kinh nghiệm của một số Ngân hàng thương mại cổ phần khác

Đối với các ngân hàng cổ phần như Techcombank, Sacombank, VIBank v.v... huy động vốn với các hình thức tương tự như các ngân hàng lớn, song các ngân hàng này thường áp dụng lãi suất cùng kỳ hạn cao hơn cụ thể: Lãi suất ngắn hạn cao hơn 0,5%/ năm đến 1%/ năm, lãi suất trên 12 tháng cao hơn từ 1,2%/ năm đến 2%/ năm. Các ngân hàng này chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất, còn màng lưới giao dịch chủ yếu ở khu vực thành thị, thị trấn và các khu cụm công nghiệp.

2.2.3. Bài học huy động vốn cho Agribank Chi nhánh Đông Anh

- Có bộ phận nghiệp vụ tham mưu chuyên trách huy động vốn, có quy trình huy động đồng bộ từ việc lập chiến lược, triển khai kế hoạch, thiết kế sản phẩm, tổ chức nguồn nhân lực để thực hiện;

- Đa dạng hóa hình thức huy động vốn với những chính sách về lãi suất, chiết khấu, mua lại, thời hạn hợp lý, huy động vốn theo mục tiêu kinh doanh;

- Tập trung vào thế mạnh của Agribank là khách hàng cá nhân, đặc biệt khu vực nông nghiệp, nông thôn và nơng dân, khu vực giải phóng mặt bằng;

- Mở rộng hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại hối, kết hợp với dịch vụ tín dụng trong khu vực khách hàng truyền thống kinh tế hộ và các cá nhân;

- Củng cố hệ thống các Phòng giao dịch, đổi mới hệ thống công nghệ thông tin đáp kịp thời nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, thực hiện Marketing tổng hợp.

2.2.4. Các cơng trình có liên quan đến đề tài ln văn

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Tác giả Phạm Thị Thanh Thúy với đề tài: ‘Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Hồn Kiếm”. Được bảo vệ thành cơng tại Đại học Kinh tế Quốc Dân tại Hà Nội, năm 2009 do PGS - TS Nguyễn Hữu Tiến hướng dẫn khoa học.

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế của Tác giả Trần Thị Diệu Hằng với đề tài: “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương tín SACOMBANK”. Được bảo vệ thành công tại Đại học Kinh tế Quốc Dân tại Hà Nội, năm 2008 do PGS - TS Lê Đức Lữ hướng dẫn khoa học.

- Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Trần Thu Hương với đề tài “Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng”. Được bảo vệ thành công tại Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc Gia

Hà Nội, năm 2016, do TS Nguyễn Mạnh Hùng hưỡng dẫn khoa học.

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều là những đề tài nghiên cứu để phát triển, tăng cường và mở rộng hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng huy động vốn và giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đơng Anh. Chính vì vậy, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác huy động vốn và đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Đông Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh (Trang 35 - 40)