Những tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh (Trang 72 - 73)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Đánh giá chung hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Đông

4.2.2. Những tồn tại hạn chế

4.2.2.1. Bộ máy tổ chức

Nguồn vốn có vai trị quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên bộ máy tổ chức chưa bố trí phịng nghiệp vụ riêng để chuyên trách việc huy động vốn, mà chỉ bố trí lồng ghép với phịng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân do một phó phịng kiêm nhiệm phụ trách và 01 nhân viên nghiệp vụ. Theo khảo sát tại Bảng 4.10, có 80% cán bộ chủ chốt cho rằng bố trí bộ phận huy động vốn hiện nay là khơng hợp lý.

Trong q trình triển khai huy động vốn còn hạn chế như chưa lập được chiến lược huy động vốn, hàng quý, năm chưa phân tích về hoạt động huy động vốn. Trong quá trình tổ chức huy động vốn chưa nắm bắt kịp thời những diễn biến của thị trường, xác định kịp thời các yếu tố cạnh tranh của ngân hàng bạn, do vậy hạn chế tham mưu, đề xuất những chính sách huy động đáp ứng kịp với thực tế.

4.2.2.2. Hoạt động huy động vốn

a. Hình thức huy động

Agribank Chi nhánh Đông Anh chủ yếu huy động theo sản phẩm truyền thống, nhiều hình thức mới chưa được áp dụng triển khai, trong khi đó khách hàng có nhu cầu theo khảo sát tại Bảng 4.12 như: Tiết kiệm gửi góp có 65% khách hàng, tiết kiệm nhà ở có 83% khách hàng, tiết kiệm linh hoạt về thời hạn với lãi suất tương ứng 87% khách hàng, tiền gửi tự động chuyển sang các loại tiền gửi khác có lãi suất theo yêu cầu của người gửi có 65% khách hàng hay tiền gửi bằng VND được bảo đảm bằng ngoại tệ chuyển đổi (USD, EUR) v.v... Do vậy, đã hạn chế đến việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng, cũng như tạo sự khác biệt với ngân hàng khác.

b. Kỳ hạn huy động

Chi nhánh đã áp dụng các kỳ hạn tuần; 1, 2, 3 tháng v.v... đến 60 tháng, song việc áp dụng kỳ hạn đã thỏa thuận với khách hàng chưa linh hoạt, như gửi 6 tháng vì lý do nào đó khách hàng rút trước hạn khơng được áp dụng lãi suất của kỳ hạn ngắn hơn như theo tuần, 1, 2, 3 tháng nên khách hàng phải rút trước hạn hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc thế chấp vay với lãi suất tiền gửi cộng (+) tối thiểu 2%/ năm, quyền lợi bị ảnh hưởng và phải đi lại nhiều hơn. Theo khảo sát tại Bảng 4.12, có 87% khách hàng khơng hài lịng..

Hiện tại, Chi nhánh chỉ huy động với thời hạn tối đa 60 tháng nhằm tránh rủi ro về lãi suất. Theo khảo sát, kỳ hạn trên 60 tháng tại Bảng 4.12, có tới 59% khách hàng có nhu cầu nếu áp dụng lãi suất hợp lý có bù trượt giá theo chỉ số lạm phát hàng năm. Việc có sản phẩm huy động dài hạn trên 60 tháng trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số CPI trong dài hạn được kiểm soát sẽ có tiềm năng huy động và tạo cơ sở cho ngân hàng đầu tư các dự án, cho vay trung dài hạn có thời hạn dài trên 5 năm.

c. Lãi suất huy động

Mặc dù thực hiện chính sách lãi suất dương, tuy nhiên việc áp dụng lãi suất còn chưa linh hoạt, hiện tại lãi suất huy động trên 24 tháng thường thấp hơn lãi suất dưới 24 tháng và ngắn hạn nên vốn huy động với thời hạn trên 24 tháng rất ít, thậm chí khơng huy động được. Theo khảo sát tại Bảng 4.10, 4.11 và 4.12, có 94% khách hàng, 47,5% cán bộ chủ chốt và 72,5% nhân viên giao dịch cho rằng lãi suất huy động đối với kỳ hạn trên 24 tháng của Chi nhánh hiện tại là chưa hợp lý.

Mặt khác, theo quy định của Agribank lãi suất rút trước hạn của tất cả các kỳ hạn đều áp dụng lãi suất không kỳ hạn, nên đã khơng khuyến khích khách hàng gửi dài hạn. Theo kết quả khảo sát tại Bảng 4.10, 4.11 và 4.12, có 87% khách hàng, 90% cán bộ chủ chốt, 100% nhân viên giao dịch cho rằng việc trả lãi rút trước hạn hiện hành theo lãi suất không kỳ hạn (hiện tại là 1%/ năm) là không hợp lý, phần nào hạn chế khách hàng gửi thời hạn dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh (Trang 72 - 73)