Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh (Trang 32 - 35)

Phần 1 Mở đầu

2.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại

2.1. Cơ sở lý luận cơ bản về huy động vốn của ngân hàng thương mại

2.1.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại

2.1.5.1. Các nhân tố chủ quan

a. Chính sách huy động vốn của ngân hàng

Chính sách huy động vốn có tác động rất lớn đến hiệu quả huy động vốn. Các NHTM huy động vốn chủ yếu từ dân cư hay các tổ chức trong nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng cùng có chung một thị trường để khai thác. Để tạo ra sự khác biệt, sức hút riêng của mình, thì chính sách kinh tế của mỗi ngân hàng đóng một vai trị cực kỳ quan trọng.

Lãi suất là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Chính sách về lãi suất phải thể hiện được tính linh hoạt, hấp dẫn cho khách hàng và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Đây là một công cụ mà rất nhiều ngân hàng sử dụng để cạnh tranh, thu hút tiền gửi. Lãi suất là mối quan tâm hàng đầu, khi một cá nhân hoặc tổ chức kinh tế nào đó, muốn gửi tiền vào ngân hàng. Ngày nay, có rất nhiều sự lựa chọn cho mọi người, vì thế họ sẽ ưu tiên cho yếu tố lãi suất cao, nếu như các ngân hàng có cùng các hệ số an toàn, cũng như các tiện ích mà ngân hàng đó cung cấp. Điều này hoàn tồn hợp lý, vì nhà đầu tư nào cũng muốn khoản đầu tư của mình sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất.

Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi ngắn hạn, thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất, tỷ giá, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp và dân cư gửi tiền vào ngân hàng.

Hơn nữa, lãi suất cịn là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới quy mô của nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, không phải loại lãi suất huy động nào cũng có tác động giống nhau, thơng thường lãi suất tiết kiệm có ảnh hưởng nhiều hơn cả. Người dân thường quan tâm tới lãi suất tiết kiệm để so sánh nó với tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và khả năng sinh lợi của đồng tiền đầu tư vào tiết kiệm so với đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản... từ đó đưa ra quyết định có nên gửi tiền vào ngân hàng hay khơng, gửi bao nhiêu và gửi theo hình thức nào.

Bên cạnh đó, các chính sách về các hình thức huy động vốn, kỳ hạn huy động tăng tiện ích cho khách hàng, đồng thời đảm bảo mang lại lợi nhuận cho ngân hàng cũng sẽ huy động nhiều vốn hơn.

b. Uy tín của ngân hàng

hàng đầu tiên là dựa vào lịng tin. Do vậy, uy tín ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và hiệu quả huy động của ngân hàng. Uy tín thể hiện qua quá trình hoạt động, quy mơ vốn, trình độ cán bộ ngân hàng, giá trị thương hiệu, kết quả kinh doanh.

Chiến lược quảng bá sẽ gây dựng hình ảnh ngân hàng, mang các sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Đây cũng là một chính sách để tiếp cận, tạo dựng hình ảnh và niềm tin của khách hàng, từ đó thu hút vốn huy động nhiều hơn.

Các mối quan hệ mà ngân hàng tạo dựng được với khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng, các trung gian tài chính và các cơ quan Nhà nước cũng là một loại tài sản vơ hình của ngân hàng. Ngày nay, loại tài sản này có ảnh hưởng sâu sắc tới sự thành cơng hay thất bại của ngân hàng.

c. Tính đa dạng của các dịch vụ ngân hàng cung cấp

Ngân hàng nhanh nhạy nhận biết các nhu cầu của khách hàng, đưa ra các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú. Đó cũng là một sức hút để khách hàng đến với ngân hàng.

Các sản phẩm huy động vốn đa dạng, cũng là một chính sách để cạnh tranh với các ngân hàng khác, thu hút nhiều hơn vốn tiền gửi tại ngân hàng.

2.1.5.2. Các nhân tố khách quan

a. Vị trí địa lý và cơ cấu dân cư

Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng. Tại nơi dân cư đơng đúc, trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển, tập trung nhiều doanh nghiệp, thì khả năng huy động vốn cao hơn rất nhiều và ngược lại.

Thói quen tiêu dùng và tâm lý của người gửi tiền cũng ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng. Ở vùng dân cư quen cất trữ tài sản dưới dạng: vàng, đá quý, hay bất động sản, mà chưa quen đầu tư vào chứng khốn hay ngân hàng, thì việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn. Cịn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi và thói quen sử dụng các dịch vụ tiện ích từ ngân hàng thì cơ hội huy động vốn của ngân hàng cũng tăng lên.

b. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng

Hệ thống các NHTM ngày càng phát triển về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Kèm theo đó, sự canh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, thị phần của các ngân hàng bị chia sẻ, các ngân hàng sẽ huy động vốn khó khăn hơn.

Sự chia sẻ về nguồn lực vốn sẽ là một cản trở lớn trong việc huy động vốn của các NHTM.

c. Yếu tố vĩ mô

Hiệu quả huy động của ngân hàng còn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế.

Khi nền kinh tế tăng trưởng cao, lạm phát hợp lý, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn cao, từ đó lãi suất cho vay cao, ngân hàng dễ dàng huy động vốn với chi phí thấp. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, lạm phát tăng cao. Lãi suất ngân hàng khơng bù đắp được lạm phát, do đó khách hàng sẽ tìm kiếm hình thức đầu tư, hay cất giữ nào an tồn và có lợi hơn, thay vì gửi tiền ngân hàng, hiệu quả huy động sẽ giảm sút.

Khi một số yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế thay đổi, như thị trường chứng khoán khởi sắc, giá vàng tăng cao... thì xu hướng sử dụng khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng sẽ thay đổi, họ sẽ đầu tư nhiều hơn vào các thị trường có mức sinh lời cao hơn (đầu tư chứng khoán, hay cất giữ vàng), khi đó, thị phần huy động vốn của ngân hàng sẽ bị co hẹp lại.

d. Chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước

Mọi tổ chức, cá nhân đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Như các doanh nghiệp khác khi thành lập, ngân hàng phải được sự cấp phép của cơ quan chuyên trách của NHNN. Trong suốt quá trình hoạt động, ngân hàng khơng chỉ chịu sự tác động của các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực ngân hàng, mà còn chịu tác động của nhiều bộ luật khác liên quan.

Ngồi ra, các chính sách điều tiết vĩ mơ của Nhà nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát cao, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm lượng tiền lưu thơng, thì sẽ đẩy các NHTM phải đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền. Điều này dẫn đến tình trạng lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng tăng cao, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, cạnh tranh ngày càng gay gắt và việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn nhiều. Như vậy, các chính sách điều tiết của Nhà nước tác động trực tiếp đến các mảng hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đông anh (Trang 32 - 35)