Tần số của phần dư chuẩn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e learning trong hoạt động giảng dạy tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 96 - 131)

(Nguồn: Kết quả điều tra xử lý số liệu SPSS)

Giá trị trung bình Mean = 0, độ lệch chuẩn là 0.990 ~ 1, như vậy có thể nói phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn. Do đó kết luận rằng, Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

2.3.6 Kiểm định sự khác biệt về khả năng tiếp nhận hệ thống e-learning trong hoạtđộng giảng dạy theo các đặc điểm giới tính và độ tuổi động giảng dạy theo các đặc điểm giới tính và độ tuổi

2.3.6.1 Kiểm định sự khác biệt theo giới tính- Giả thuyết: - Giả thuyết:

H0: Khơng có sự khác biệt về khả năng tiếp nhận e-learning theo giới tính H1: Có sự khác biệt về khả năng tiếp nhận e-learning theo giới tính

Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng tiếp nhận e-learning theo giới tính là: Bảng 2.18: Kết quả kiểm định Levene test theo giới tính

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kiểm định Levene có giá trị Sig = 0,778 > 0,05 ==> Phương sai giữa các nhóm giới tính là đồng nhất. Vì thế, có thể tiếp tục sử dụng kết quả kiểm định ANOVA.

Bảng 2.19: Kết quả kiểm định ANOVA về khả năng tiếp nhận e-learning trong hoạt động giảng dạy theo nhóm giới tính

KNTC ANOVA

Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig.

Giữa các nhóm .048 1 .048 .155 .695

Tồn bộ mẫu 46.207 148 .312

Tổng 46.255 149

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kết quả phân tích ANOVA có giá trị Sig = 0,695 > 0,05 ==> ta chấp nhận giải thuyết H0. Như vậy, với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng, khơng có sự khác biệt về khả năng tiếp nhận e-learning giữa các nhóm giới tính tại Học viện đào tạo quốc tế ANI.

2.3.6.2 Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi

Bảng 2.20: Kết quả kiểm định Levene test về khả năng tiếp nhận e-learning theo độ tuổi Levene Statistic df1 df2 Sig.

.080 1 148 .778

Levene Statistic df1 df2 Sig.

3.200 3 146 .025

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

Kiểm định Levene test có giá trị Sig = 0,025 < 0,05 ==> Phương sai giữa các nhóm độ tuổi có sự khác biệt. Vì vậy, ta kiểm định thêm ANOVA.

Bảng 2.21: Kết quả kiểm định ANOVA về khả năng tiếp nhận e-learning trong hoạt động giảng dạy theo độ tuổi

KNTC ANOVA

Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig.

Giữa các nhóm 1.035 3 .345 1.114 .346

Toàn bộ mẫu 45.220 146 .310

Tổng 46.255 149

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS)

- Giả thuyết:

H0: Khơng có sự khác biệt về khả năng tiếp nhận e-learning theo độ tuổi H1: Có sự khác biệt về khả năng tiếp nhận e-learning theo độ tuổi

Kết quả kiểm định ANOVA có giá trị Sig = 0,346 > 0,05 ==> ta chấp nhận giả thuyết H0. Kết luận, khơng có sự khác biệt về khả năng tiếp nhận e-learning theo độ tuổi tại Học viện đào tạo quốc tế ANI.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Kết quả sau khi phân tích cho thấy có 3 yếu tố tác đồng cùng chiều lên biến phụ thuộc “Khả năng tiếp nhận” là “Nhận thức hữu ích”, “Nhận thức dễ sử dụng”, “Nhận thức kiểm soát hành vi” với 22 biến quan sát thực sự ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận hệ thống E-learning trong hoạt động giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI. Trong đó “Nhận thức dễ sử dụng” tác động mạnh nhất sau đó là “Nhận thức hữu ích” và cuối cùng là “Nhận sức kiểm soát hành vi” tác động yếu nhất đến khả năng tiếp nhận hệ thống e- learning trong hoạt động giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI. Yếu tố “Niềm tin” và “Chuẩn chủ quan” không tác động đến khả năng tiếp cận nên loại bỏ 2 yếu tố đó ra. Đề tài tác giả thiên về sự nhìn nhận được lợi ích của hệ thống e-learning nên loại bỏ 2 yếu tố ra ngoài là phù hợp với thực tế.

Với 3 nhân tố trên có sự ảnh hưởng và bất kỳ một khác biệt nào trong số các yếu tố đó thay đổi cũng có thể tạo nên sự thay đổi đến khả năng quyết định tiếp nhận e-learning. Vì vậy những biện pháp làm tăng yếu tố cùng chiều sẽ giúp việc ứng dụng hệ thống e- learning nhanh hơn tại Học viện đào tạo quốc tế ANI. Đây cũng chính là căn cứ để đề tài đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tiếp nhận hệ thống e-learning trong hoạt động giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG HỆ THỐNG E-LEARNING VÀO HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ ANI

3.1 Định hướng

Ngày nay, với sự phát triển một cách nhanh chóng của thị trường giáo dục cùng với sự đòi hỏi cao trong yêu cầu của học viên thì việc sử dụng hệ thống e-learning là điều thực sự cần thiết và quan trọng vì nhu cầu của học viên ngày càng tăng lên, kéo theo sự khắt khe trong việc đánh giá chất lượng của dịch vụ đào tạo với những tiện ích mang lại cho học viên và giáo viên nhằm giúp phát huy tối đa nguồn lực và phát triển bản thân của mỗi người.

Dựa kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận hệ thống e-learning trong hoạt động giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI, các yếu tố ảnh hưởng bao gồm: Nhận thức hữu ích, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức kiểm sốt hành vi. Mỗi yếu tố đều có mức độ ảnh hưởng khác nhau, trong đó Nhận thức dễ sử dụng có sự tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp nhận hệ thống e-learning, thứ hai là Nhận thức hữu ích và cuối cùng là Nhận thức kiểm soát hành vi. Nắm bắt được điều này, Học viện đào tạo quốc tế ANI cần có những chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình quyết định sử dụng hệ thống e-learning để phát triển trong xu hướng chung. Bên cạnh đó, Học viện đào tạo quốc tế ANI đang nỗ lực hơn với mục tiêu chung trở thành Trung tâm đào tạo Ngoại ngữ có chất lượng tốt nhất ở Huế với mơ hình giáo dục hiệu quả, đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin rất nhiều vào việc đào tạo được BGĐ ưu tiên để áp dụng triển khai trong thời gian tới.

3.2 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nhận hệ thống E-learning trong hoạt độnggiảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI

Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu cũng như định hướng sơ bộ như trên, tác giả xin đề xuất một số giải phấp cho 3 yếu tố tác động đến khả năng tiếp nhận hệ thống E- learning như sau:

3.2.1 Nâng cao nhận thức tính dễ sử dụng về hệ thống e-learning cho giáo viên vàhọc viên tại Học viện đào tạo quốc tế ANI học viên tại Học viện đào tạo quốc tế ANI

Nhận thức dễ sử dụng là nhân tố tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp nhận hệ thống E- learning trong hoạt động giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI. Theo kết quả điều tra chính thức, hầu hết giáo viên và học viên đồng ý việc ứng dụng hệ thống E-learning là dễ dàng và dễ thành thạo, bởi họ đều có những kỹ năng nhất định. Nên khi tiếp cận một công nghệ mới hay cơng cụ mới họ có thể sử dụng ngay và ứng dụng ngay trong việc giảng dạy đối với giáo viên và học tập đối với học viên.

Thực hiện nhiều chương trình nâng cao kiến thức về cơng nghệ mới cũng như cách soạn giáo án điện tử, làm power point trực tuyến và thu thập thông tin làm tài liệu học tập và giảng dạy.

Thường xuyên tổ chức các buổi Workshop làm chủ công cụ e-learning cho học viên và giáo viên để họ có thể sử dụng khi cần thiết trong quá trình học tập và làm việc tại ANI Trong các khóa học tiếng Anh tiếp theo nên chủ động đến trực tiếp lớp giới thiệu cho học viên và giáo viên để họ có nhiều cơng cụ làm việc và học tập hiệu quả nhất tại Học viện đào tạo quốc tế ANI.

3.2.2 Nâng cao nhận thức tính hữu ích về hệ thống e-learning cho giáo viên và họcviên tại Học viện đào tạo quốc tế ANI viên tại Học viện đào tạo quốc tế ANI

Đối với học viên: để nâng cao nhận thức về yếu tố này cần làm rõ học viên sẽ đạt được những lợi ích gì cũng như kỹ năng và kinh nghiệm đạt được khi bạn sử dụng hệ thống e- learnng. Ln ln thay đổi và làm mới chương trình học liên tục mà vẫn theo logic bài học được đưa ra ngay từ đầu bạn quyết định sử dụng trong khóa học tiếng Anh tiếp theo, không giống những siêu thị tiếng Anh Online khác tại Học viện đào tạo quốc tế ANI có Trường Đại học Kinh tế Huế

thể kết hợp dùng tại lớp tức bạn học giáo viên tại lớp về nhà bạn có thể sử dụng hệ thống e-learning đó bạn làm bài tập được nhắn nhở cho bạn. Thực tế, sự quan tâm nhất là vẫn là nâng điểm lên, trình độ tiếng Anh cũng dần cải thiện hẳn đó là điều mong đợi nhất từ học viên.

Đối với giáo viên: tăng lợi ích cho họ khi giáo viên vẫn dạy tại ANI, các khóa học được họ đồng ý bán giúp họ có lộ trình làm việc hiệu quả khi sử dụng e-learning như họ có thể dạy theo chủ đề, tăng chủ đề dạy mà không tốn công sức nhiều, khối lượng công việc hạn chế bớt và tạo điều kiện trong các nghiên cứu giảng dạy của họ. Do đó, việc sử dụng e- learning giáo viên sẽ được cung cấp tài liệu giảng dạy mới nhất để họ có thể làm việc với học viên hiệu quả trong khi giảng dạy cho học viên của mình, từ đó tăng lợi ích của họ nhiều hơn khi giáo viên đó giảng dạy học viên mình có kết quả rất tốt cũng tạo tiếng vang giúp tạo thu nhập nhiều hơn.

3.2.3 Nâng cao nhận thức tính kiểm sốt hành vi về hệ thống e-learning cho giáo viên và học viên tại Học viện đào tạo quốc tế ANI

Nhận thức kiểm soát hành vi là nhân tố có sự tác động yếu đến việc ứng dụng hệ thống e- learning tại Học viện đào tạo quốc tế ANI. Và giáo viên và học viên hoàn toàn đồng ý với tỷ lệ cao trong việc quyết định sử dụng hệ thống e-learning trong giảng dạy đổi với giáo viên và trong học tập đối với học viên, là do họ quyết định hồn tồn và có thái độ tích cực trong việc nhìn nhận sử dụng e-learning này.

Thường xuyên trao đổi việc chủ động trong việc sử dụng e-learning nhằm giải đáp thắc mắc một cách kịp thời để giúp giáo viên và học viên có giải pháp kiểm soát tốt việc giảng dạy và học tập.

Tổ chức các cuộc khảo sát tại tất cả các khóa học cho giáo viên và học viên để họ có nhiều sự lựa chọn trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và học tập mang lại tính hiệu quả cao nhất.

Liên tục bổ sung các chính sách, ưu đãi hay khen thưởng để giáo viên và học viên có những hành vi cụ thể trong việc sử dụng hệ thống e-learning trong hoạt động giảng dạy và học tập.

Cập nhật thông tin tổng hợp về hệ thống e-learning đăng lên fanpage, group hay gửi qua email tới từng cá nhân để họ biết được thơng tin đó để sẵn sàng cho việc sử dụng hệ thống e-learning trong khóa học tiếng Anh tiếp theo.

Tiếp thu những thông tin phản hồi từ giáo viên và học viên để hướng hành vi việc sử dụng hệ thống e-learning là phù hợp và sẵn sàng cho các khóa học tiếng Anh tiếp theo trong thời gian tới.

PHẦN III. KẾT LUẬN

1. Kết luận

Hệ thống e-learning ra đời đã đánh dấu bước ngoặt mới trong việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đây là phương pháp đào tạo tiên tiến, tồn diện, có khả năng kết nối và chia sẻ tri thức rất hiệu quả. Hệ thống e- learning đang trở thành xu thế tất yếu và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây, việc sử dụng hệ thống e-learning trở nên phổ biến trong người học và người dạy thơng qua một nhà trung gian phân phối chính tức nhà sáng lập ra một hệ thống Học trực tuyến như Edumall, Topica,... Trong vòng ba tháng thực tập tại trung tâm, khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e- learning trong hoạt động giảng dạy tại Học viện đào tạo quốc tế ANI”, tôi rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa những cơ sở lý thuyết và cở sở thực tiễn về hệ thống e- learning khả năng tiếp nhận đối với giáo viên và học viên tại Học viện đào tạo quốc tế ANI, thực trạng việc tiếp nhận hệ thống e-learning trên thế giới và tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói tiêng, các mơ hình nghiên cứu liên quan đến hệ thống e-learning trong việc xây dựng hệ thống cũng như nghiên cứu ý định hành vi sử dụng. Trên cơ sở các mơ hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất mơ hình nghiên cứu cho đề tài của tác giả đến khả năng tiếp nhận hệ thống e-learning tại Học viện đào tạo quốc tế ANI. Thứ hai, đề tài cũng đã xác định được mức độ ảnh hưởng của 5 nhân tố đến khả năng tiếp nhận e-learning trong đó chỉ có 3 nhân tố tác động là “Nhận thức dễ sử dụng”, “ Nhận thức hữu ích” và “Nhận thức kiểm sốt hành vi” theo mức độ tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp nhận hệ thống e-learning với hệ số beta chuẩn hóa là 0,478; tiếp theo là “Nhân Trường Đại học Kinh tế H́

thức hữu ích” với hệ số beta chuẩn hóa là 0,342 và cuối cùng là “ Nhận thức kiểm sốt hành vi” với hệ số beta chuẩn hóa là 0,275.

Thứ ba, đề tài cũng đã đưa ra các đánh giá khác nhau dựa trên những nhân tố để xem khả năng tiếp nhận hệ thống e-learning đối với giáo viên và học viên. Theo đó, bên cạnh những đánh giá tích cực trong dự định sẽ sử dụng hệ thống e-learning trong khóa học tiếng Anh tiếp theo cũng có những đánh giá khơng tốt. Do đó cần đưa ra những giải pháp để được giáo viên và học viên ủng hộ việc sử dụng hệ thống e-learning tại các khóa học tiếng Anh tiếp theo tại Học viện đào tạo quốc tế ANI.

Thứ tư, đề ra cũng đưa ra các giải pháp nâng cao nhằm thúc đẩy dự định thành hành động trong việc chấp nhận sử dụng hệ thống e-learning tại Học viện đào tạo quốc tế ANI.

2. Kiến nghị đối với Học viện đào tạo quốc tế ANI

Học viện đào tạo quốc tế ANI nhanh chóng hồn thiện hệ thống E-learning từ hình ảnh, chất lượng video đến âm thanh, màu sắc và chữ đều đơn giản và kích thích việc sử dụng e-learning

Xây dựng các lộ trình học đảm bảo kết quả mong đợi của học viên và nâng cao công tác giảng dạy của giáo viên

Thực hiện các buổi chia sẻ và đào tạo để học viên và giáo viên nắm rõ tình hình để đồng bộ sử dụng hệ thống e-learning

Nâng cấp băng thông cũng như đường truyền chất lượng để đảm bảo việc vận hành hệ thống không gặp trục trặc

Cần tuyển nhân sự IT để thực hiện xây dựng và quản trị hệ thống e-learning

Cung cấp thông tin cho người dùng như đối với giáo viên quy trình đưa bài tập lên, học viên làm bài tập và nộp ở đâu chẳng hạn

Cần có những chính sách cụ thể cũng như ưu đãi khuyến mãi trong thời gian truyền thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e learning trong hoạt động giảng dạy tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 96 - 131)