Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e learning trong hoạt động giảng dạy tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 31 - 33)

(Nguồn: Davis,1989)

- Mục tiêu của mô hình chấp nhận công nghệ TAM là giải thích rõ ràng hành vi chấp nhận công nghệ của người sử dụng một cách cơ bản nhất, hợp lý nhất. Mô hình giải thích một cách phù hợp những biến đổi đa dạng trong dự định và hành vi sử dụng của khách hàng. Mô hình cung cấp cho một cơ sở cho việc khảo sát tác động của những nhân tố bên ngoài đối với niềm tin bên trong, thái độ và dự định (Davis & cộng sự, 1989), giải thích hành vi của người sử dụng thông qua nghiên cứu nhiều người sử dụng công nghệ.

- Biến bên ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin (hữu ích cảm nhận và dễ sử dụng cảm nhận) của một người về việc chấp nhận đến sản phẩm hoặc dịch vụ (Venktesh & Davis, 2000). Theo Ajzen & Fishbein (1975) những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến thái độ của một người đối với hành động một cách gián tiếp thông qua niềm tin của người đó.

- Nhận thức sự hữu ích là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả công việc của họ (Davis, 1989).

- Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không tốn nhiều công sức. Nếu khách hàng tiềm năng tin rằng một ứng dụng là có ích, họ có thể đồng thời tin rằng hệ thống không khó sử dụng và ích lợi từ việc sử dụng nó là hơn cả mong đợi. Người dùng thường chấp nhận một ứng dụng nếu họ cảm nhận được Trường Đại học Kinh tế Huế

sự thuận tiện khi sử dụng ứng dụng đó hơn các sản phẩm khác. Dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng mạnh đến thái độ trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua tác động của nó tới nhận thức sự hữu ích (Davis & cộng sự, 1989; Venktesh, 2000; Agarward & Pascal, 1999).

- Thái độ hướng đến việc sử dụng là cảm giác tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện hành vi mục tiêu(Ajzen & Fishbein, 1975).

- Dự định sử dụng chịu ảnh hưởng của nhận thức sự hữu ích và thái độ của cá nhân. Trong đó nhận thức sự hữu ích tác động trực tiếp đến dự định và gián tiếp thông qua thái độ. Từ đó cá nhân sẽ sử dụng hệ thống nếu họ có dự định sử dụng.

1.2.2.2 Mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Mô hình UTAUT hay còn gọi là mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) với mục đích kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận thống nhất hơn. Đây được coi là mô hình kết hợp của 8 mô hình trước đó dựa trên quan điểm chung nhất là nghiên cứu sự chấp nhận của người sử dụng về một hệ thống thông tin mới bao gồm:

- TRA (Theory of Reasoned Action – Thuyết hành động hợp lý)

- TAM (Technology Acceptance Mode-learning – Mô hình chấp nhận công nghệ) MM (Motivation Mode-learning – Mô hình động cơ)

- TPB (Theory of Planned Behavior – Thuyết dự định hành vi)

- C-TAM-TPB (A mode-learning combining TAM and TPB – mô hình kết hợp TAM và TPB)

- MPCU (Mode-learning of PC Utilization – mô hình sử dụng máy tính cá nhân) - IDT (Innovation Diffusion Theory - mô hình phổ biến sự đổi mới)

- SCT (Social Cognitive Theory- Thuyết nhận thức xã hội) Mô hình UTAUT đưa ra các thành phần chính như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e learning trong hoạt động giảng dạy tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 31 - 33)