Mô hình C-TAM-TPB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e learning trong hoạt động giảng dạy tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG E-LEARNING

1.2.2.4 Mô hình C-TAM-TPB

- Mặc dù hiện nay trên thế giới đã xuất hiện nhiều lý thuyết, mô hình nghiên cứu, nhằm giải thích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hệ thống E-learning. Taylor và Todd (1995b) nhận thấy rằng, khả năng của TAM ( Mô hình chấp nhận công nghệ) để dự đoán quyết định hành vi của người sử dụng -công nghệ mới và việc sử dụng thực tế đã được hỗ trợ bởi rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhưng mô hình này không có hai nhân tố (nhân tố xã hội và kiểm soát hành vi) đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu để có khả năng đáng kể ảnh hưởng đến việc sử dụng thực tế của người sử dụng trong việc sử dụng công nghệ mới. Taylor và Todd (1995) đã đề xuất một mô hình C-TAM-TPB bằng cách kết hợp mô hình TPB (Mô hình lý thuyết hành vi hoạch định) và TAM.

Sơ đồ 1.5: Mô hình C-TAM-TPB

(Nguồn:Taylor & Todd, 1995)

Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, ngoài những nhân tố có trong các mô hình này có các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận hệ thống E-learning. Vì vậy, nhiều nghiên cứu đã mở rộng kết hợp và phát triển các mô hình trên bằng cách bổ sung thêm các nhân tố vào trong các mô hình này.

Qua tổng quan nghiên cứu và nghiên cứu định tính tác giả thấy rằng, niềm tin là yếu tố trung tâm trong các mối quan hệ trao đổi liên quan đến những rủi ro không rõ ràng và là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tiếp nhận hệ thống E-learning. Với đề tài của tác giả nghiên cứu thì mới dừng lại ở khả năng tiếp nhận nên yếu tố nhận thức rủi ro hoàn toàn chưa thuyết phục để đưa vào đề tài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e learning trong hoạt động giảng dạy tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 37 - 38)