Ưu điểm và Nhược điểm của phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e learning trong hoạt động giảng dạy tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG E-LEARNING

1.1 Tổng quan về hệ thống E-learning

1.1.6 Ưu điểm và Nhược điểm của phương pháp

Bảng 1.1: So sánh ưu điểm và nhược điểm cho phương pháp học truyền thống và phương pháp học E-learning

PHƯƠNG PHÁP HỌC E- LEARNING

PHƯƠNG PHÁP HỌC TRUYỀN THỐNG

1. Ưu điểm - Giảm chi phí đào tạo; có thể giảm từ 40-60% chi phí so với hình thức

- Dạy học thống nhất và đại trà. - Các môn học và kỹ năng được Trường Đại học Kinh tế Huế

đào tạo truyền thống.

- Tiết kiệm thời gian học tập từ 25- 50% hoặc nhiều hơn.

- Nâng cao chất lượng đào tạo: nâng cao tính độc lập, tự chủ, khả năng tư duy của người học, cung cấp những kiến thức chuyên sâu, cập nhật nội dung học phong phú, trình diễn sinh động, dễ hiểu. Mang kiến thức cho bất kỳ ai cần đến.

dạy theo một trật tự cụ thể, chặt chẽ.

- Đánh giá của giáo viên đơn giản hơn.

- Đánh giá trường học của hội đồng trường học và các sở giáo dục được thực hiện dễ dàng hơn.

2. Nhược điểm

- Gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới.

- Bởi vì đào tạo từ xa là môi trường học tập phân tán nên mối liên hệ gặp gỡ giữa giáo viên và học viên bị hạn chế cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của học viên. Do đó, học viên cần phải tập trung, cố gắng nỗ lực hết mình khi tham gia khóa học để kết quả học tập tốt. Mặt khác, do e-learning được tổ chức cho đông đảo học viên tham gia, có thể thuộc nhiều vùng quốc gia, khu vực trên thế giới nên mỗi học viên có thể gặp khó khăn về các

- Chương trình giảng dạy không linh hoạt vì giáo viên nắm quyền chủ động.

- Tính thống nhất có nghĩa là các hệ thống chậm thay đổi và ít có khả năng bắt kịp nhu cầu của học sinh.

- Việc dạy tập trung vào ghi nhớ thay vì hình thành kỹ năng tư duy ở cấp độ cao hơn, gây trở ngại cho những học sinh gặp khó khăn trong việc ghi nhớ.

- Nhu cầu của học sinh có trình độ và khuyết tật đa dạng hiếm khi được đáp ứng đầy đủ.

vấn đề yếu tố tâm lý, văn hóa. Giáo viên phải mất rất nhiều thời gian và công sức để soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy, tham khảo cho phù hợp với phương thức học tập e-learning.

- Dựa trên một giả định sai lầm rằng trường học là một sân chơi bình đẳng cho trẻ em và nhiều đứa trẻ trong số đó “mặc định” thất bại.

1.2 Các nghiên cứu về E-learning và mô hình nghiên cứu về ứng dụng E-learning

1.2.1 Các nghiên cứu về ứng dụng e-learning

- Nghiên cứu “A feasibility study on the adoption of E-learning for public health nurse continuing education in Taiwan” của “ Shu Y và các cộng sự 2006.

Phương pháp nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng và phỏng vấn đối với các sinh viên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng để nâng cao việc chấp nhận e-learning thì cần đánh giá được nhu cầu cá nhân, giảm rào cản học tập (thời gian, không gian, công nghệ, gia đình và công việc); đồng thời tăng động lực của họ và khả năng tự kiểm soát.

- Nghiên cứu về “A mode-learning for acceptance and use of e-learning by teachers and students” của “Farida Umrani-Khan và cộng sự 2009.

Dựa trên sự phát triển mô hình TAM và mô hình UTUAT( mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ). Kết quả của nghiên cứu cần xây dựng và phát triển đưa ra mô hình ELAM. Đây là mô hình xem xét quan điểm của cả giáo viên lẫn học viên, cung cấp một cách nhìn toàn diện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác biệt trong việc chấp nhận và sử dụng e- learning đối với giáo viên và học viên.

(Nguồn: Được đăng trên các bài báo)

1.2.2 Các mô hình về nghiên cứu ứng dụng e-learning

1.2.2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Mod e-learning) của (Davis & cộng sự,1989)

Sơ đồ 1.2: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

(Nguồn: Davis,1989)

- Mục tiêu của mô hình chấp nhận công nghệ TAM là giải thích rõ ràng hành vi chấp nhận công nghệ của người sử dụng một cách cơ bản nhất, hợp lý nhất. Mô hình giải thích một cách phù hợp những biến đổi đa dạng trong dự định và hành vi sử dụng của khách hàng. Mô hình cung cấp cho một cơ sở cho việc khảo sát tác động của những nhân tố bên ngoài đối với niềm tin bên trong, thái độ và dự định (Davis & cộng sự, 1989), giải thích hành vi của người sử dụng thông qua nghiên cứu nhiều người sử dụng công nghệ.

- Biến bên ngoài là những nhân tố ảnh hưởng đến niềm tin (hữu ích cảm nhận và dễ sử dụng cảm nhận) của một người về việc chấp nhận đến sản phẩm hoặc dịch vụ (Venktesh & Davis, 2000). Theo Ajzen & Fishbein (1975) những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến thái độ của một người đối với hành động một cách gián tiếp thông qua niềm tin của người đó.

- Nhận thức sự hữu ích là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao kết quả công việc của họ (Davis, 1989).

- Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ không tốn nhiều công sức. Nếu khách hàng tiềm năng tin rằng một ứng dụng là có ích, họ có thể đồng thời tin rằng hệ thống không khó sử dụng và ích lợi từ việc sử dụng nó là hơn cả mong đợi. Người dùng thường chấp nhận một ứng dụng nếu họ cảm nhận được Trường Đại học Kinh tế Huế

sự thuận tiện khi sử dụng ứng dụng đó hơn các sản phẩm khác. Dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng mạnh đến thái độ trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua tác động của nó tới nhận thức sự hữu ích (Davis & cộng sự, 1989; Venktesh, 2000; Agarward & Pascal, 1999).

- Thái độ hướng đến việc sử dụng là cảm giác tích cực hay tiêu cực về việc thực hiện hành vi mục tiêu(Ajzen & Fishbein, 1975).

- Dự định sử dụng chịu ảnh hưởng của nhận thức sự hữu ích và thái độ của cá nhân. Trong đó nhận thức sự hữu ích tác động trực tiếp đến dự định và gián tiếp thông qua thái độ. Từ đó cá nhân sẽ sử dụng hệ thống nếu họ có dự định sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng tiếp nhận hệ thống e learning trong hoạt động giảng dạy tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 28 - 32)