Công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 25)

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.2. Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin xuất hiện từ giữa thế kỷ XX. Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về CNTT:

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “CNTT là một nhánh ngành kỹ thuật sử

dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thơng tin” [1].

Theo Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 4 tháng 8 năm 1993: “Công nghệ

thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. CNTT phục vụ trực tiếp cho việc cải tiến quản lý Nhà nước, nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ Điện tử - Tin học - Viễn thơng và tự động hóa”. [12].

Theo văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017 về Luật công nghệ thông tin: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa

học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số” [44].

Trong luận văn này, chúng ta hiểu khái niệm CNTT theo Nghị quyết 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 25)

w