1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.4. Hoạt động dạy học trường tiểu học
Hoạt động dạy học ở trường tiểu học bao gồm hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, bên cạnh đó là hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Các hoạt động này có sự tương tác qua lại, khơng tách rời nhau.
Hoạt động dạy của giáo viên trong trường tiểu học bao gồm: hoạt động chuẩn bị lên lớp (xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy, chuẩn bị đồ dùng, thiết bị, phương tiện, xây dựng hình thức dạy học); hoạt động dạy học trên lớp (thực hiện kế hoạch bài dạy).
Hoạt động chuẩn bị lên lớp:
Việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên tiểu học bao gồm việc chuẩn bị dài hạn (cho cả năm học, từng học kỳ, từng chủ điểm) và ngắn hạn (cho từng buổi học, từng tiết dạy cụ thể).
Chuẩn bị kế hoạch dạy học dài hạn bao gồm những cơng việc sau:
- Tìm hiểu những thơng tin cần thiết của học sinh về kết quả học tập của lớp, khả năng học tập của từng em; đặc điểm tâm sinh lý học sinh, những thói quen thường gặp của học sinh; công tác chủ nhiệm của giáo viên năm học trước. Trên cơ sở đó, đề ra những yêu cầu hợp lý đối với học sinh.
- Nghiên cứu chương trình tổng thể của khối lớp, nội dung trọng tâm của từng môn học, các tài liệu phù hợp với những môn học... từ đó chuẩn bị các phương án về phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học thích hợp.
- Sưu tầm thiết bị, đồ dùng trong nhà trường, dự kiến chuẩn bị đồ dùng tự làm, những tư liệu mơ phỏng hoặc hình ảnh trên mạng Internet, vận động cùng học sinh xây dựng thư viện lớp học thêm sinh động.
- Trên cơ sở hướng dẫn của phòng giáo dục, của nhà trường, tổ khối chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học theo cả năm, từng học kỳ, từng tháng hoặc theo chủ điểm.
Chuẩn bị kế hoạch dạy học ngắn hạn bao gồm những công việc sau:
- Việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy cho từng buổi học, từng tiết học cụ thể bao gồm phân tích nội dung sách giáo khoa, soạn giáo án theo kế hoạch bài dạy và chuẩn bị những phương tiện đồ dùng dạy học cần thiết cho việc lên lớp. Khi phân tích nội dung sách giáo khoa, giáo viên cần phân tích về mặt khái niệm, phân tích nội dung trọng tâm của bài dạy, các nội dung lồng ghép, tích hợp và yếu tố tâm lý tác động. Xác định những kiến thức trọng tâm, kiến thức liên quan, những phẩm chất năng lực cần đạt sau bài học.
- Về soạn giáo án:
+ Dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình; dựa vào nội dung bài dạy trong sách giáo khoa; căn cứ yêu cầu cần đạt để xác định năng lực phẩm chất học sinh đạt được sau bài học. Từ đó, thực hiện soạn từng bài học cụ thể.
+ Xác định trình độ nhận thức của học sinh trong lớp, chuẩn bị các phương án dạy học phù hợp với đặc điểm các đối tượng học sinh để xây dựng các hoạt động tương tác học sinh phù hợp với phương pháp dạy học và hình thức tổ chức lớp học.
+ Chuẩn bị, dự kiến các tình huống có thể xảy ra trong q trình dạy học để giải quyết tình huống phù hợp. Dự đốn trạng thái tâm lý của học sinh sẽ diễn ra trong tiết học để xử lý kịp thời hoạt động nhận thức cũng như trạng thái cảm xúc của học sinh; xây dựng các bước hoạt động để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh; tạo cảm hứng học tập cho các em.
+ Xác định được những thiết bị, đồ dùng, phương tiện dạy học cần thiết cho từng hoạt động của bài học và sử dụng nó một cách hợp lý đem lại hiệu quả. Những thiết bị, phương tiện như máy tính, máy chiếu hoặc ti vi lớp học; hệ thống mạng Internet; những đồ dùng tự làm; hoặc video, hình ảnh sưu tầm... được sử dụng sẽ tạo hứng thú cho học sinh học tập.
Hoạt động dạy học trên lớp:
Dạy học trên lớp là hoạt động cụ thể hóa bài soạn với những thiết kế đã định sẵn trong giáo án. Đây là hoạt động mà giáo viên và học sinh trực tiếp tương tác với
nhau. Vì thế, sự thành công hay không phụ thuộc vào sự chuẩn bị chu đáo, chi tiết hay sơ lược trong bài soạn.
Trong quá trình lên lớp, giáo viên thể hiện được năng lực của mình. Sự hiểu biết, nghệ thuật sư phạm, kĩ năng sử dụng các thiết bị, năng lực ứng dụng CNTT và lòng say mê tâm huyết của mỗi giáo viên được thể hiện trong khâu này. Dạy học được chia theo các hình thức: giáo viên dạy học trực tiếp trên lớp và hình thức dạy học bằng trực tuyến. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, dạy học trực tuyến được xem là một hình thức khả thi để hồn thành kế hoạch đã đề ra đối với mỗi nhà trường, với mỗi giáo viên.
Dạy học trực tuyến: là hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh thơng qua các thiết bị CNTT trong q trình lên lớp để hoàn thành mục tiêu bài học. Giáo viên sử dụng thiết bị CNTT (máy tính, camera; đường truyền Internet; phần mềm dạy học) để truyền tải nội dung học tập; trên cơ sở đó, học sinh sử dụng thiết bị CNTT (máy tính, điện thoại thơng minh, camera; đường truyền Internet; phần mềm trực tuyến) để tương tác với giáo viên, hồn thành nội dung học tập. Q trình này có thể diễn ra đồng thời (trực tiếp tương tác) hoặc không đồng thời (bài giảng được dựng sẵn thành video).
Dạy học trực tuyến có mục đích sau:
+ Giáo viên và học sinh có cơ hội ứng dụng CNTT, thể hiện được kĩ năng sử dụng các thiết bị, phần mềm dạy học trong quá trình tương tác một cách hiệu quả, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch covid-19.
+ Giúp nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và học sinh, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần tích cực trong chuyển đổi số của ngành giáo dục.
Hoạt động dạy học trên lớp thường thực hiện theo các nội dung sau: - Giáo viên nêu vấn đề, tạo tình huống học tập cho học sinh:
Vào bài học, để giao nhiệm vụ học tập, giáo viên thường nêu một tình huống có vấn đề để cho học sinh suy nghĩ, tìm hiểu. Từ tình huống có vấn đề đó, học sinh suy nghĩ, tìm tịi, hình thành ý tưởng xử lý; đồng thời ý thức được nhiệm vụ học tập của mình. Phương án giải quyết triệt để nhất chính là đã thực hiện một cách sâu sắc, triệt để nội dung bài học.
- Tổ chức các hoạt động tương tác để học sinh lĩnh hội tri thức mới và hình
thành kĩ năng, kĩ xảo phát triển năng lực, phẩm chất:
Hoạt động này, tùy thuộc vào từng bài học, từng nội dung cụ thể, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trực tiếp quan sát nội dung học tập hoặc sử dụng các câu hỏi vấn đáp, đàm thoại để học sinh nhớ lại những gì quan sát được, nhớ lại tri thức đã học, tìm ra mối liên hệ với nội dung bài học mới. Từ đó, hình thành các phương án chiếm lĩnh tri thức mới. Sau khi học sinh chiếm lĩnh tri thức mới, giáo viên tổ chức tương tác với học sinh thực hành ghi nhớ, vận dụng tri thức thành các kĩ năng, kĩ xảo và có năng lực trong học tập.
Việc tổ chức tương tác để học sinh lĩnh hội kiến thức mới sẽ giúp học sinh dần dần có được tư duy logic và kĩ năng độc lập, thực hiện các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp dần, tạo cho học sinh phải suy luận, phán đốn, giải thích các hiện tượng, các vấn đề trong cuộc sống, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất.
- Tổ chức hoạt động thực hành củng cố tri thức cho học sinh:
Thông qua các hoạt động vận dụng, thực hành, học sinh khái quát được kiến thức, tri thức nhằm củng cố lại tri thức đã lĩnh hội. Có thể củng cố tri thức bằng cách đưa ra các phản ví dụ hoặc các nội dung phản chiếu ngược để học sinh nắm chắc hơn từng nội dung bài học đã chiếm lĩnh.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau bài học:
Đây là hoạt động cần thiết, nhằm đánh giá việc lĩnh hội tri thức của học sinh sau mỗi bài học; giúp giáo viên và học sinh cùng nhìn nhận những kết quả đạt được trong quá trình dạy học, đồng thời thấy được những ưu điểm, những thiếu sót cần khắc phục để rút kinh nghiệm trong giai đoạn tiếp theo. Có thể thực hiện nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra miệng hay kiểm tra viết...
- Tùy thuộc vào nội dung từng kiểu bài, từng môn học, trên cơ sở các yêu cầu cần đạt cụ thể của bài học, các khâu của quá trình dạy học, tùy thuộc vào đổi tượng học sinh mà có thể được thực hiện phù hợp, đan xen với nhau hoặc có thể khơng thực hiện lần lượt theo trình tự tạo sự nhuần nhuyễn trong kiểm tra và tổ chức dạy học. Việc kết hợp các khâu đó một cách linh hoạt để đạt được mục đích dạy và học tốt nhất phụ thuộc và năng lực nghiệp vụ sư phạm của mỗi giáo viên cũng như phù hợp với đối tượng học sinh.
Hoạt động học của học sinh:
Hoạt động học của học sinh cùng với hoạt động giảng dạy của giáo viên là một trong hai hoạt động có vai trị quyết định việc thực hiện mục tiêu bài học. Nhất là khi thực hiện chương trình GDPT 2018, hoạt động học được thực hiện theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh thì vai trị của hoạt động học càng trở nên quan trọng hơn.
Hoạt động học của học sinh thông thường được thực hiện bởi các hoạt động học tập trên lớp cũng có thể là hoạt động học tập ngoại khóa hoặc học sinh tự tìm hiểu kiến thức trên mạng Internet; cũng có thể là hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình. Trong quá trình học, dưới sự điều khiển của giáo viên, học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, đồng thời tương tác một cách tích cực, tự giác với giáo viên, với các bạn trong lớp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực của bản thân.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đang được thực hiện theo Thông tư 22/2016/TT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 đối với lớp 3,4,5 và Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với lớp 1,2 [8]. Các Thông tư đã quy định cụ thể việc đánh giá học sinh tiểu học trên cơ sở đánh giá quá trình học tập, quá trình rèn luyện của học sinh. Việc đánh giá được thực hiện bằng đánh giá thường xuyên hoặc đánh giá định kỳ; đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số.
Hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh có thể được thực hiện trực tiếp trên lớp cũng có thể được thực hiện trực tuyến. Việc kiểm tra định kỳ trong thời gian vừa qua, nhiều trường cũng thực hiện bằng hình thức trực tuyến do ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19. Việc đánh giá và tổng hợp đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học được thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trên phần mềm csdl.haiduong.edu.vn; trên phần mềm smas.edu.vn.