Biện pháp 4: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 113)

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu

3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông

thông tin trong dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Sau kiểm tra cần tư vấn những ưu điểm, hạn chế, những biện pháp thực hiện nhằm phát huy những ưu điểm, khắc phục những thiếu sót, đồng thời khuyến khích, động viên thúc đẩy mỗi giáo viên thực hiện tốt hơn để từ đó có sự điều chỉnh kế hoạch phù hợp.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng tổ chức đánh giá các nội dung cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên. Hiệu trưởng xây dựng, cụ thể hóa các tiêu chí ứng dụng CNTT vào các khâu của quá trình dạy học của giáo viên như:

+ Số giáo án, số tiết dạy được ứng dụng CNTT trong tổng số tiết của năm học hoặc từng học kỳ.

+ Số tiết dạy bằng giáo án điện tử trong mỗi học kỳ, cuối năm học. Chất lượng giáo án điện tử, bài dạy thể hiện sự chuẩn bị đầy đủ nội dung, tư liệu các hình thức tổ chức và cách thức hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.

+ Việc đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện qua mỗi tiết dạy trên cơ sở mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên: trình chiếu hay xây dựng các hoạt động và tổ chức hiệu quả các hoạt động của tiết học.

+ Hiệu quả giờ dạy ứng dụng CNTT của giáo viên được thể hiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh; sự thích ứng và điều chỉnh phù hợp các tình huống trong quá trình dạy.

+ Xây dựng những chủ điểm, chủ đề theo đặc thù từng môn học, từng khối lớp để thống nhất với giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp.

+ Tinh thần tích cực, lịng đam mê sáng tạo của giáo viên trong ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học.

- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá đối với tập thể tổ chuyên môn, giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá một giờ dạy có ứng dụng CNTT gồm các nội dung sau: Mỗi ý cho tối đa 2 điểm, tùy theo mức độ có thể đánh giá giờ dạy chi tiết từ 0,5 điểm; 1,0 điểm; 1,5 điểm; 2 điểm.

Nội dung đánh giá Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa

Về nội dung bài học

1. Nội dung bài học đảm bảo tính chính xác, đúng

quan điểm, ý đồ tác giả biên soạn. 2 2. Dạy đủ nội dung cơ bản; đảm bảo hệ thống và đáp

ứng yêu cầu mục tiêu bài học về phẩm chất, năng lực cho học sinh;

2 3. Nội dung bài học phù hợp thực tế và có tính giáo

dục; có sử dụng tài liệu minh họa cho bài giảng điện tử chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc, không lạm dụng dẫn đến quá tải.

2

Về phương pháp dạy học

4. Sử dụng phương pháp dạy học đảm bảo phù hợp với đặc trưng của môn học, với nội dung của từng kiểu bài (kiểu bài ơn tập, kiểu bài hình thành kiến thức…)

2 5. Giáo viên phối hợp tốt các phương pháp dạy học

cùng với việc ứng dụng CNTT đảm bảo sự linh hoạt, truyền tải các nội dung bài học đến với học sinh nhẹ nhàng, hiệu quả

2

Về phương tiện, kĩ thuật dạy học

6. Giáo viên kết hợp giữa việc sử dụng thiết bị CNTT và đồ dùng dạy học khác phù hợp với nội dung bài học trong quá trình thực hiện bài giảng điện tử đạt hiệu quả.

2 7. Việc thiết kế các slide khoa học, phù hợp; các hiệu 2

Nội dung đánh giá Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa

ứng được thể hiện trên bài giảng hợp lý; trình chiếu hợp lý, rõ ràng, có hệ thống.

Về hình thức tổ chức lớp học

8. Giáo viên thực hiện linh hoạt các bước lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các hoạt động trong tiết học.

2 9. Giáo viên tổ chức, điều khiển học sinh học tập tích

cực, chủ động phù hợp với nội dung bài học; đảm bảo tốt sự tương tác giữa thầy và trò trên lớp.

2

Về hiệu quả tiết dạy

10. Các hoạt động dạy học, sự tương tác của giáo viên và học sinh thông qua ứng dụng CNTT tạo cho học sinh hứng thú trong học tập. Học sinh hiểu bài, nắm vững kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tiễn.

2

Tổng số điểm: 20

điểm

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

- Cuối mỗi học kỳ, cuối năm học, nhà trường tổ chức, đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học của từng giáo viên, thông báo trong các cuộc họp hội đồng nhà trường, cuộc họp chuyên môn để mỗi giáo viên tự điều chỉnh, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho năm học tiếp theo phù hợp với bản thân.

- Hiệu trưởng xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra; tổ chức kiểm tra, đánh giá vào cuối học kỳ, cuối năm học với các tiêu chí để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học. Các thành viên trong tổ kiểm tra căn cứ vào các tiêu chí đã xây dựng triển khai tới toàn thể giáo viên, đồng thời kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch. Sau kiểm tra, tuyên dương các giáo viên đạt mức độ tốt, xuất sắc đồng thời tư vấn, động viên những giáo viên còn hạn chế năng lực để họ tiến bộ.

- Để đánh giá việc ứng dụng CNTT vào các khâu của quá trình dạy học, nội dung cụ thể các tiêu chí đánh giá sẽ được thực hiện như sau:

+ Trước hết, lấy số giáo án, số tiết dạy được ứng dụng CNTT trong tổng số tiết

của năm học hoặc từng học kỳ.

Các tổ chuyên môn hàng tuần kiểm tra kế hoạch bài dạy, giáo án, thống kê số lượng tiết dạy có ứng dụng CNTT của từng giáo viên và thông báo trên bảng tổng hợp.

Những giáo viên đủ hoặc vượt quy định thì khuyến khích, động viên để họ phát huy hơn; những giáo viên chưa đạt số tiết quy định cần nhắc nhở, tư vấn để những tuần kế tiếp hoàn thành. Việc này phân biệt được những giáo viên có tinh thần cố gắng và những giáo viên chưa cố gắng thực hiện.

+ Thứ hai, lấy số tiết dạy bằng giáo án điện tử trong mỗi học kỳ, cuối năm học.

Chất lượng giáo án điện tử, bài dạy thể hiện sự chuẩn bị đầy đủ nội dung, tư liệu các hình thức tổ chức và cách thức hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh.

Quy định tối thiểu số tiết dạy theo giáo án điện tử trong mỗi học kỳ, mỗi năm học để giáo viên có sự chuẩn bị. Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy. Giáo viên tự rút kinh nghiệm, tự đánh giá những thành cơng, những hạn chế tiết dạy của mình. Sau mỗi tháng, tổ chun mơn góp ý, rút kinh nghiệm và đánh giá bằng phiếu đánh giá giờ dạy theo các tiêu chí mà nhà trường đã thống nhất. Mỗi tiết dạy được đánh giá trên cơ sở xác định mục tiêu, nội dung bài dạy có đảm bảo phát triển năng lực phẩm chất học sinh? Chuẩn bị các tư liệu, đồ dùng minh họa phục vụ bài dạy, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh; cách thức học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức. Từ đó có thể đánh giá tiết dạy ứng dụng CNTT của giáo viên.

Thứ ba, việc đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện qua mỗi tiết dạy trên cơ sở mức độ ứng dụng CNTT của giáo viên: trình chiếu hay xây dựng các hoạt động và tổ chức hiệu quả các hoạt động của tiết học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên được thể hiện mức độ ứng dụng CNTT qua mỗi tiết dạy được đánh giá bằng quá trình sử dụng thiết bị CNTT như máy tính, máy chiếu. Giáo viên sử dụng thành thạo hay chưa thành thạo; khai thác các tư liệu một cách sâu sắc hay chỉ trình chiếu nội dung để học sinh xem; việc vừa sử dụng các thiết bị và vừa tương tác với học sinh. Giáo viên nêu vấn đề, minh họa vấn đề để đưa học sinh đến nội dung một cách chủ động, phát huy tính tích cực của từng đối tượng, điều đó phụ thuộc vào việc đổi mới, sáng tạo của mỗi người.

Thứ tư, hiệu quả giờ dạy ứng dụng CNTT của giáo viên được thể hiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh; sự thích ứng và điều chỉnh phù hợp các tình huống trong quá trình dạy.

Hiệu quả của giờ dạy ứng dụng CNTT phụ thuộc vào khả năng và chất lượng tương tác giữa giáo viên và học sinh; giáo viên cần phải giải quyết tốt các tình huống

trong mỗi giờ lên lớp để tiết học nhẹ nhàng, học sinh hứng thú, thích học và học hiểu bài, vận dụng tốt những vấn đề liên quan. Vì thế, hiệu quả ứng dụng CNTT trong giờ dạy của giáo viên mới thành công.

Thứ năm, thống nhất trong giáo viên ứng dụng CNTT trong dạy học phù hợp với đặc thù từng môn học, từng khối lớp.

Trên cơ sở điều kiện của mỗi nhà trường, hiệu trưởng thống nhất và yêu cầu giáo viên thực hiện soạn bài, trình bày giáo án ứng dụng CNTT, bài giảng điện tử; thống nhất các nội dung, các tiêu chí đánh giá trong phiếu dự giờ phù hợp với yêu cầu của tiết dạy ứng dụng CNTT về đối tượng đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá, phương pháp đánh giá, phân tích so sánh kết quả sao cho phù hợp với từng môn học. Đồng thời triển khai thực hiện cho phù hợp với đặc thù đặc điểm học sinh của từng khối lớp.

Thứ sáu, luôn tạo điều kiện, động viên, khuyến khích để giáo viên sáng tạo trong ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học.

Hiệu trưởng thường xuyên động viên, khuyến khích để giáo viên tích cực, chủ động ứng dụng CNTT trong dạy học. Phân công chuyên môn phù hợp với năng lực giáo viên, sắp xếp thời khóa biểu hợp lý để giáo viên dành thời gian tìm tịi, sáng tạo trong cơng tác. Bên cạnh đó, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy khả năng của mình, đồng thời xét các danh hiệu thi đua, tổ chức khen thưởng những sáng tạo của giáo viên trong dạy học. Từ đó hình thành thói quen ứng dụng CNTT trong nhà trường một cách hiệu quả.

- Để đánh giá tiết học có ứng dụng CNTT trong một tiết học, yêu cầu cụ thể các tiêu chí đánh giá sẽ được thực hiện như sau:

+ Về nội dung: Căn cứ vào từng bài học, giáo viên phải làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học, dễ hiểu, hướng dẫn học sinh khám phá, hệ thống hóa và khắc sâu kiến thức. Kiến thức trong các slide bài giảng phải đảm bảo rõ ràng, chính xác và chốt được nội dung cần ghi nhớ.

+ Về phương pháp: Giáo viên cần sử dụng hài hịa các phương pháp dạy học, trong đó cần quan tâm đến phương pháp đặc thù của bộ môn; không nên coi ứng dụng CNTT là một phương pháp dạy học mới bởi vì hoạt động đó chỉ giúp hỗ trợ, nâng cao hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy-học.

+ Về phương tiện, kĩ thuật dạy học: Giáo viên cần phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, khơng lạm dụng, thống nhất giữa các slides với lời giảng, giữa hoạt động của thầy - trị với tiến trình bài dạy. Khơng biến hoạt động "đọc - chép" thành "nhìn - chép"; học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp.

+ Về hình thức tổ chức lớp học: Phân bố thời gian hợp lý giữa các bước lên lớp, phát huy tối đa giữa hình thức tổ chức theo nhóm hoặc cá nhân, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên, học sinh với bài giảng điện tử. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính tư duy của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, chú trọng tính chủ động của các em.

+ Về hiệu quả tiết học:

Hoàn thành tốt mục tiêu bài học, đạt được yêu cầu về phẩm chất và năng lực. Các em hiểu bài và có hứng thú học tập; tích cực, chủ động; tích cực rèn luyện kĩ năng.

Tiết học đem lại hiệu quả rõ rệt của CNTT mà các thiết bị truyền thống (bảng đen và các đồ dùng dạy học khác) không hiệu quả bằng.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Các hoạt động hàng ngày, yêu cầu giáo viên thực hiện công việc bằng CNTT với lãnh đạo nhà trường.

- Hiệu trưởng phải quy định số tiết soạn có ứng dụng CNTT, số tiết dạy bằng bài giảng điện tử theo từng học kỳ, năm học đối với mỗi giáo viên.

- Xây dựng quy định cụ thể đối với những tiết dạy ứng dụng CNTT, các tiêu chí đánh giá giờ dạy hiệu quả. Thống nhất trong tồn trường thực hiện tốt quy chế chun mơn: soạn bài, thực hiện bài giảng, dự giờ, kiểm tra chuyên môn định kỳ hàng tuần, tháng, học kỳ, năm học.

- Hiệu trưởng xây dựng quy chế thi đua khen thưởng cụ thể, chi tiết với những quy định cụ thể, đảm bảo tính khách quan, dân chủ, cơng khai.

- Ln động viên, khuyến khích, tuyên dương khen thưởng những giáo viên đạt thành tích tốt về ứng dụng CNTT trong dạy học, đồng thời tư vấn những giáo viên chưa đạt yêu cầu để họ tiến bộ.

3.2.5. Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

Nhằm đảm bảo các điều kiện ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học, cần huy động tối đa các nguồn lực (nguồn nhân lực; vật lực; tài lực; thực hiện có lộ trình) để thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học có hiệu quả, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển trong bối cảnh hiện nay.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Để thực hiện huy động các nguồn lực trong nhà trường, hiệu trưởng cần: - Về nguồn nhân lực:

+ Xây dựng đội ngũ cốt cán giỏi về chun mơn, nghiệp vụ, có năng lực ứng dụng CNTT tốt tham gia tập huấn các cấp, trở thành báo cáo viên của trường. Các đồng chí này trở thành nịng cốt của các khối lớp, có khả năng sử dụng CNTT trong dạy học tốt, có khả năng giúp đỡ giáo viên khác trong trường.

+ Tham mưu tuyển dụng hoặc hợp đồng giáo viên tin học để đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ trong các nhà trường.

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

+ Thực hiện xây dựng kế hoạch giai đoạn 5 năm, định hướng 10 năm và kế hoạch hàng năm về mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng nhằm tăng cường CSVC, hạ tầng CNTT, phát huy tối đa thiết bị hiện có để phục vụ cho cơng tác giảng dạy tại trường mình. Ưu tiên mua sắm, sửa chữa CSVC, thiết bị CNTT hiện đại để phục vụ dạy học, xem đây là sự đầu tư quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho hoạt động dạy học ở trường học được hiệu quả.

- Về tài chính:

+ Xây dựng dự toán chi hàng năm, dành một tỉ lệ phù hợp cho việc đầu tư mua sắm, sửa chữa, bảo trì và bổ sung CSVC, thiết bị CNTT của nhà trường; đồng thời dành một phần để thực hiện bồi dưỡng, tập huấn và khen thưởng.

+ Vận động các tổ chức, các nhà hảo tâm tham gia xã hội hóa; tài trợ về thiết bị CNTT; cơ sở vật chất đảm bảo việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Về lộ trình thực hiện: Trên cơ sở kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, hiệu trưởng hoạch định thời gian trong 5 năm; hàng năm, từng học kỳ, để bổ sung, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị cho phù hợp.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Về đội ngũ giáo viên, nguồn nhân lực:

+ Hiệu trưởng lựa chọn, cử giáo viên dạy Tin học, giáo viên có năng lực ứng dụng CNTT làm nòng cốt, tham gia các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn do các cấp tổ chức. Bên cạnh đó tạo điều kiện để họ thực hiện nhiệm vụ giúp hiệu trưởng bồi dưỡng, hướng dẫn đội ngũ giáo viên của trường mình.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 113)

w