Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 123)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã đề xuất. Nếu quản lý tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

Tổng số đối tượng được khảo sát là: 310 người, cụ thể:

30 CBQL cấp trường (14 hiệu trưởng, 16 phó hiệu trưởng). 280 GV cốt cán trực tiếp đứng lớp tại các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

3.4.4. Quy trình khảo nghiệm

Chỉ đánh giá dựa trên các phiếu thu về hợp lệ (đánh dấu đầy đủ các nội dung được hỏi). Phiếu khảo sát được thiết kế 4 mức, cụ thể:

Mức đánh giá Phương án đánh giá Điểm

Mức 1 Rất cần thiết/Rất khả thi 4

Mức 2 Cần thiết/Khả thi 3

Mức 3 Ít cần thiết/Ít khả thi 2

Mức 4 Khơng cần thiết/Khơng khả thi 1

Căn cứ vào kết quả đánh giá để tính điểm trung bình cho từng nội dung. Điểm trung bình của mỗi nội dung được tính theo cơng thức thống kê tốn học:

Trong đó: x1, …,xn gồm n phần tử trong tập mẫu; ak là trọng số. N là tổng số số lượng phần tử trong mẫu.

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Mức độ cần thiết của các biện pháp được đánh giá dựa trên tầm quan trọng, vai trò trong quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất.

TT Tên biện pháp Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết SL % SL % SL % SL % 1

Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học

236 76.1 61 19.7 12 3.9 1 0.3 3.72 1

2

Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế

144 46.5 121 39.0 40 12.9 5 1.6 3.30 4

3

Tổ chức triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên, học sinh và phụ huynh

213 68.7 72 23.2 21 6.8 4 1.3 3.59 2

4

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh

174 56.1 82 26.5 48 15.5 6 1.9 3.37 3

5

Huy động các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

129 41.6 136 43.9 40 12.9 5 1.6 3.25 5

Kết quả khảo sát thu được ở bảng 3.1 cho thấy đa số CBQL, GV được hỏi đánh giá rất cần thiết, chiếm tỉ lệ 72,26% với điểm trung bình đạt 3,45/4. Cả 5/5 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình lớn hơn 3,20. Điều đó cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất là rất cần thiết.

Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,72/4 xếp thứ 1/5.

Biện pháp 3: Tổ chức triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên, học sinh và phụ huynh có điểm trung bình là 3,59/4, xếp thứ 2/5.

Biện pháp 4: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh điểm trung bình đạt 3,37/4 xếp thứ 3/5.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế điểm trung bình đạt 3,30/4, xếp thứ 4/5.

Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học, điểm trung bình đạt 3,25/4 xếp thứ 5/5. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình khơng q xa (từ 3,25 đến 3,73). Điều đó khẳng định quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương cần phải phối hợp đồng bộ, hệ thống cả 5 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, biện pháp này hỗ trợ biện pháp kia đạt hiệu quả.

3.4.5.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất được thể hiện bảng sau:

TT Tên biện pháp Mức độ đánh giá Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi SL % SL % SL % SL %

1 Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng

của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học

2

Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế

168 54.2 121 39.0 21 6.8 0 0 3.47 4

3

Tổ chức triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên, học sinh và phụ huynh

189 61.0 115 37.1 6 1.9 0 0 3.59 1

4

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh

183 59.0 112 36.1 15 4.8 0 0 3.54 3

5

Huy động các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học

160 51.6 115 37.1 34 11.0 1 0.3 3.40 5

Điểm trung bình 3,52

Kết quả khảo sát thu được ở bảng 3.2 cho thấy đa số CBQL, GV được hỏi đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là rất khả thi, chiếm tỉ lệ 94,3% với điểm trung bình đạt 3,52/4. Cả 5/5 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình lớn hơn 3,40. Điều đó cho thấy tất cả các biện pháp đề xuất là rất khả thi. Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là:

Biện pháp 3: Tổ chức triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên, học sinh và phụ huynh có điểm trung bình là 3,59/4, xếp thứ 1/5.

Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,58/4 xếp thứ 2/5.

Biện pháp 4: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh điểm trung bình đạt 3,54/4 xếp thứ 3/5.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế điểm trung bình đạt 3,47/4, xếp thứ 4/5.

Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học, điểm trung bình đạt 3,40/4 xếp thứ 5/5. Biện pháp này, các nhà quản lý, giáo viên cho rằng việc huy động các nguồn lực ở các nhà trường để tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng thiết bị CNTT sẽ gặp khó khăn bởi vì điều kiện kinh tế cịn hạn hẹp.

Có thể khẳng định, kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi của 5 biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương được đánh giá cao, mang lại hiệu quả. Việc triển khai đồng bộ và có hệ thống các biện pháp nêu trên chắc chắn đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy, đẩy mạnh chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong bối cảnh hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, xuất phát từ nguyên tắc đề xuất biện pháp, tác giả luận văn đề xuất 5 biện pháp quản lí của hiệu trưởng về việc ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Các giải pháp đó là:

- Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học.

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế

- Biện pháp 3: Tổ chức triển khai bồi dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên, học sinh và phụ huynh.

- Biện pháp 4: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh.

- Giải pháp 5: Huy động các nguồn lực để đảm bảo các điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học.

Đây là những biện pháp quan trọng, cơ bản để hiệu trưởng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học. Mỗi biện pháp có đặc thù riêng, vai trị, vị trí riêng nhưng là những thành tố quan trọng quyết định quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Vì thế, khi triển khai thực hiện các biện pháp cần phải thực hiện kịp thời, đồng bộ, thường xuyên linh hoạt, phù hợp với mỗi giai đoạn, mỗi năm học để đạt được hiệu quả cao nhất.

Qua khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp, các ý kiến của quản lý, giáo viên các trường đều đánh giá, cho rằng các giải pháp đều có mức độ cần thiết và khả thi cao. Những biện pháp này sẽ thuận lợi cho các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bình Giang trong quá trình quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học trong bối cảnh hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hiện nay, khoa học, kĩ thuật, cơng nghệ phát triển mạnh mẽ, rộng khắp tồn cầu. Trong giáo dục, ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng là xu thế tất yếu, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh hải Dương cũng như cả nước đang được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, vấn đề này còn nhiều yếu tố thực tiễn và lý luận cần được tiếp tục nghiên cứu và khám phá.

Tác giả luận văn đã làm rõ một số vấn đề về cơ sở lý luận: Vai trò CNTT trong dạy học trong bối cảnh hiện nay; nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở tiểu học; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động này.

Trong những năm qua, việc ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã có nhiều cố gắng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Mặc dù vậy, trình độ, năng lực ứng dụng CNTT của một bộ phận khơng nhỏ cịn hạn chế. Việc ứng dụng CNTT trong xây dựng kế hoạch, thiết kế bài dạy và sử dụng giáo án điện tử để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Vì thế, để quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần phải tiến hành: nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên; bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT cho giáo viên; quản lý sát sao việc ứng dụng CNTT của giáo viên trong các khâu của quá trình dạy học theo kế hoạch; xây dựng các tiêu chí, các mức độ ứng dụng; việc ứng dụng CNTT trong học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh; thường xuyên huy động các nguồn lực theo lộ trình các điều kiện hỗ trợ cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

Cũng cần nhận thức rằng, các yếu tố về con người (quản lý, giáo viên, học sinh), các yếu tố về thiết bị CNTT đóng vai trị then chốt, quyết định đến hiệu quả và chất lượng giáo dục còn các yếu tố về mơi trường, yếu tố bên ngồi nhà trường có vai trị hỗ trợ, tạo điều kiện, thúc đẩy quá trình dạy học.

Việc khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi đã khẳng định ứng dụng CNTT trong dạy học mang lại hiệu quả cao. Vì thế, khi triển khai các giải pháp, cần thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống, linh hoạt các hình thức và có sự sáng tạo; có thể lựa chọn một số giải pháp phù hợp với bối cảnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập trong bối cảnh hiện nay.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương

- Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên cấp tiểu học ứng dụng CNTT trong dạy học, có những quy định cụ thể cho hoạt động này.

- Lựa chọn, thống nhất trong toàn tỉnh các phần mềm ứng dụng trong quản lý dạy học; đồng thời tích hợp để tránh chồng chéo trong triển khai.

2.3. Đối với Ủy ban nhân dân huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Giang

- Có cơ chế ưu tiên tuyển dụng giáo viên dạy Tin cho các trường tiểu học để thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 từ năm học tới 2022 - 2023, khi môn Tin học và Công nghệ trở thành môn học bắt buộc.

- Xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua các trường tiểu học về ứng dụng CNTT trong dạy học, để làm cơ sở cho các trường triển khai thực hiện hiệu quả.

- Tổ chức các chuyên đề, hội thảo về ứng dụng CNTT trong toàn huyện để trao đổi kinh nghiệm hay trong ứng dụng CNTT trong dạy học. Xây dựng câu lạc bộ Tin học trong quản lý, giáo viên để thường xuyên trao đổi kinh nghiệm.

- Ủy ban nhân dân huyện xây dựng văn bản, tạo cơ chế để các nhà trường thực hiện huy động các nguồn lực xã hội tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học phục vụ cho ứng dụng CNTT trong dạy học.

2.4. Đối với các trường tiểu học và giáo viên

2.4.1. Đối với nhà trường

- Trang bị đồng bộ các thiết bị CNTT trong nhà trường theo lộ trình và kế hoạch. Động viên giáo viên, học sinh tự trang bị công cụ giảng dạy, học tập; sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng trong quá trình thực hiện.

- Thực hiện huy động các nguồn lực một cách linh hoạt để việc ứng dụng CNTT đạt được mục tiêu đề ra.

2.4.2. Đối với giáo viên.

- Tích cực học hỏi để phát triển năng lực ứng dụng CNTT theo khung năng lực đã được quy định.

- Thực hiện tốt các bước tiến hành khi xây dựng bài giảng điện tử; sử dụng các

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 123)

w