Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 44)

1.4. Ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên ở trường tiểu học

1.4.2. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học

Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học chính là việc giáo viên sử dụng CNTT và được tổ chức thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được chia làm 4 mức độ:

Mức độ 1: Công nghệ thông tin được sử dụng để hỗ trợ giáo viên soạn giáo án, in ấn, sưu tầm tài liệu,…. mức độ này được hiểu là một giáo án truyền thống được đưa vào máy tính, được lưu trữ, được thể hiện ở dạng điện tử.

Mức độ 2: Sử dụng phần mềm powerpoint để hỗ trợ xây dựng bài giảng điện tử. Mức độ 3: Giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm dạy học cùng với thiết bị CNTT để tổ chức một tiết học, một chủ đề trong dạy học.

Mức độ 4: Giáo viên sử dụng các phần mềm, các thiết bị công nghệ thơng tin vào tồn bộ tất cả các khâu quá trình dạy học.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên ở trường tiểu học được thực hiện trong các khâu sau đây:

1.4.2.1. Ứng dụng CNTT trong thiết kế bài dạy

Giáo viên phải xác định sẽ thiết kế loại giáo án gì? Dự kiến thiết kế giáo án điện tử hay bài giảng điện tử? Sau khi xác định, lập kế hoạch để soạn bài; sử dụng máy tính để soạn theo trình tự dự định hoặc thiết kế kịch bản cho bài giảng điện tử. Giáo viên cần chú ý tới trình tự các bước trong bài soạn, bài giảng. Bên cạnh đó, sử dụng các tư liệu đã chuẩn bị để minh họa, giải thích hoặc mơ phỏng trong giáo án; bài giảng; giáo viên sử dụng các kỹ năng về CNTT của mình để soạn giáo án hay thiết bài giảng cho phù hợp. Giáo viên cần lựa chọn phần mềm và các thiết bị hỗ trợ một cách phù hợp.

Nội dung ứng dụng CNTT trong xây dựng kế hoạch bài dạy bao gồm:

- Sử dụng máy tính và các phần mềm soạn thảo để soạn kế hoạch bài dạy. Khai thác tư liệu, tài liệu trên mạng Internet, xây dựng kho học liệu cá nhân phục vụ công tác chuẩn bị, thiết kế bài dạy. Đây là ứng dụng CNTT phổ biến hiện nay mà giáo viên ở trường tiểu học thường thực hiện.

- Thiết kế giáo án điện tử trên máy tính nhờ phần mềm trình chiếu powerpoint. - Sử dụng các phần mềm đa phương tiện; các cơng cụ xây dựng thí nghiệm ảo trên máy tính.

- Tham gia diễn đàn tin học để cập nhật, trao đổi thông tin, nâng cao năng lực CNTT.

- Sử dụng thư điện tử, mạng xã hội như zalo; các phần mềm dạy học trực tuyến như Zoom; Microsoft Teams…

1.4.2.2. Ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng

Trên cơ sở giáo án điện tử được xây dựng, giáo viên thực hiện bài giảng trên lớp. Một giáo án tốt chỉ là cơ sở quan trọng cho sự thành công của một tiết trên lớp mà cần nhất là sự thể hiện của giáo viên. Vì thế, khi thực hiện bài giảng, tùy theo mục đích, yêu cầu của mỗi tiết dạy mà giáo viên thực hiện ứng dụng CNTT ở các mức độ khác nhau:

- Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một hoặc nhiều hoạt động nào đó trong tồn bộ tiết dạy. Chẳng hạn, sử dụng giáo án điện tử để nêu tình huống có vấn đề, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, tương tác để học sinh chiếm lĩnh tri thức mới, củng cố kiến thức hay kiểm tra, đánh giá sau bài học. Khi thực hiện bài giảng điện tử trên lớp, giáo viên phải biết sử dụng hiệu quả các thiết bị CNTT để khai thác sâu sắc những nội dung, những tư liệu liên quan của bài học nhằm tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết học. Việc giảng dạy, người thầy cần có kiến thức mơn học, đồng thời am hiểu về CNTT, vừa phải có kỹ năng biểu diễn sử dụng các thiết bị này thật tốt. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cũng cần phải kết hợp linh hoạt các thiết bị dạy học trực quan, đồ dùng tự làm với CNTT để đem lại hiệu quả.

- Đối với các môn học chuyên như tiếng Anh, hay mơn Tin học, giáo viên có thể sử dụng phần mềm dạy học chuyên dùng để nâng cao hiệu quả. Để có được điều đó, giáo viên phải sử dụng thành thạo máy tính, nhà trường bố trí phịng học riêng biệt và được trang bị thiết bị CNTT, hạ tầng, phần mềm bản quyền.

Việc ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng bao gồm:

- Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu; bảng tương tác thông minh; tivi lớp học…

- Sử dụng mạng Internet để dạy học;

- Sử dụng môi trường Internet và các phần mềm như: Microsoft Teams; Zoom; Classroom; Padlet;… để thực hiện bài giảng trong dạy học trực tuyến; tương tác và hỗ

trợ học sinh khi diễn biến dịch Covid-19 phức tạp mà học sinh không thể đến trường học trực tiếp.

- Sử dụng phần mềm trong quản lý thơng tin học sinh trong q trình học tập: Theo dõi quá trình học tập, điểm danh…

1.4.2.3. Ứng dụng CNTT trong quá trình học tập của học sinh

Học sinh sử dụng các thiết bị CNTT để học tập trên lớp, học tập ngồi giờ, cũng có thể thực hiện để tự đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Trên thiết bị CNTT như điện thoại thơng minh hay máy tính, các em có thể tìm kiếm thơng tin trên mạng Internet; hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ, các em có thể tải tài liệu, tư liệu về để học tập, thảo luận nhóm, tương tác với nhau, với thầy cô. Với thiết bị CNTT được kết nối Internet, các em có thể tự học mọi nơi, mọi lúc có thể; có thể thảo luận một nội dung học tập hay một vấn đề tri thức, những nội dung hay, cần thiết, bổ ích và phù hợp với khả năng của bản thân khi mà mỗi người đang ở cách xa nhau từ đó phát huy tính hợp tác hay tính tự lập, tự học của mình.

Với các thiết bị CNTT, trong quá trình học tập, các em có thể ứng dụng thể hiện qua một số nội dung chính sau:

- Ứng dụng CNTT trong việc tìm kiếm thông tin, tra cứu tài liệu học tập. - Ứng dụng CNTT trong việc chia sẻ tài liệu, nội dung học tập cho nhau. - Ứng dụng CNTT trong việc thảo luận, làm bài tập nhóm.

- Ứng dụng CNTT trong việc tương tác với nhau, với giáo viên. - Ứng dụng CNTT trong việc học trực tuyến; thi trực tuyến.

- Ứng dụng CNTT trong việc sử dụng các phần mềm như Quizizz; Microsoft Form.. để tự kiểm tra.

Tuy nhiên, để học sinh ứng dụng CNTT trong học tập hiệu quả, giáo viên cần lưu ý: đưa ra các yêu cầu, giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ dẫn cho học sinh nguồn tài liệu liên quan và các bước thực hiện; tránh để học sinh sa đà vào trị chơi, hoặc các hoạt động khơng cần thiết.

1.4.2.4. Ứng dụng CNTT trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong đánh giá kết quả học tập của học sinh đang trở nên phổ biến, nhất là khi học sinh tạm dừng đến trường do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học trong hoặc sau mỗi bài

học, mỗi chủ đề, chủ điểm của môn học hay mỗi giai đoạn phải đảm bảo được độ tin cậy, tính khách quan, chính xác.

Những việc làm của giáo viên để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh thể hiện:

- Xây dựng ngân hàng câu hỏi;

- Tạo để kiểm tra; đề thi trắc nghiệm khách quan;

- Sử dụng hệ thống kiểm tra; thi trắc nghiệm online trên Microsoft Form; quizizz…

- Xử lý kết quả kiểm tra, thi - Lập báo cáo

- Lưu trữ kết quả kiểm tra, thi - Sử dụng khảo sát trực tuyến. - Thông báo kết quả.

Ứng dụng CNTT để thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học mang lại hiệu quả, thể hiện tính ưu việt, chính xác, tồn diện nhất và phổ biến hiện nay. Để có được điều đó, địi hỏi giáo viên phải có năng lực CNTT khá tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w