Đổi mới giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 34 - 38)

1.3. Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học

1.3.3. Đổi mới giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp, trang bị cho học sinh bước vào cuộc sống thực tiễn; mọi tri thức cần thiết được thiết bị công nghệ kết nối internet truyền tải đến học sinh. Vì thế, quá trình tổ chức các hoạt động cung cấp tri thức trong dạy học có sự thay đổi. Trong q trình học tập, các em sẽ được trang bị kiến thức gắn liền với những ứng dụng trong thực tiễn; các em được trải nghiệm, khám phá các ứng dụng công nghệ kết hợp với những kiến thức được học trong chương trình. Những tri thức lĩnh hội được khơng chỉ có được từ một lĩnh vực hay một mơn học, mà nhờ vào sự khám phá, tìm hiểu từ các môn học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, có ý nghĩa quan trọng giúp các em có thể giải quyết các vấn đề trong thực tiễn sau này. Đó chính là sự kết hợp tri thức từ các mơn học, cịn gọi là “liên môn” đã được trong đổi mới giáo dục hiện nay.

Sự phát triển của khoa học và cơng nghệ có tác động lớn đến ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ứng dụng CNTT dạy học ở các trường phổ thơng nói chung

và trường tiểu học nói riêng cũng như năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên, của cán bộ quản lý của mỗi nhà trường. Cho nên, có thể nói rằng CNTT, một lĩnh vực quan trọng của khoa học cơng nghệ, nó vừa là một thành tố, và là một phương tiện trong dạy học. Với tư cách là một thành tố, sự phát triển của CNTT cũng kéo theo sự thay đổi về cách tiếp cận nội dung, phương pháp và hình thức dạy học. Với từ cách là một phương tiện thì sự phát triển của CNTT cũng tạo động lực để hiện đại hóa thiết bị, đồ dùng dạy học, từ đó làm tăng hiệu quả mỗi giờ dạy của quá trình lên lớp. Vì thế, quá trình cung cấp tri thức, từng bước được CNTT thay thế để giảm bớt sức lao động của người thầy, đồng thời tháo gỡ sự thiếu hụt thời gian, để giáo viên nghiên cứu những giải pháp hiệu quả giúp học sinh có phương pháp tiếp cận đúng đắn, giải quyết vấn đề hiệu quả, quá trình học tập trên lớp được gắn với những tri thức có được trong thực tiễn nhằm phát triển năng lực phẩm chất của học sinh. Bên cạnh đó, cho thấy CNTT cịn tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể tìm hiểu, lĩnh hội tri thức ở mọi lúc, mọi nơi, bất cứ lúc nào, các em có thể lựa chọn những nội dung gì mình thích, những nội dung phù hợp với khả năng nhận thức bản thân, tạo tiền đề cho quá trình học tập suốt đời.

Trong các trường tiểu học, sự phát triển của CNTT đã tác động mạnh đến hoạt động quản lý, đến hoạt động dạy học của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Sự tác động ấy làm thay đổi nhận thức đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; địi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải nghiên cứu, cập nhật những đổi mới, tiếp thu những tiến bộ của khoa học, công nghệ, đồng thời ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT vào hoạt động của mình để thực hiện nhiệm vụ quản lý như xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên, học sinh.

Đảng và Nhà nước đã xác định cần phải thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tồn bộ hệ thống, theo đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng cũng như hiệu quả giáo dục, cơng cuộc đổi mới đó sẽ đáp ứng tốt nhu cầu học tập của học sinh, cũng như tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đảm bảo tốt nền tảng tri thức để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, có ý nghĩa then chốt là thực hiện đổi mới đồng bộ về chương trình, nội dung, sách giáo khoa, phương pháp, cách tiếp cận theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động dạy học và giáo dục.

Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp và quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới giáo dục, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 [2], đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong tồn ngành.

Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 được xây dựng đồng bộ, logic, có hệ thống từ cấp tiểu học đến trung học phổ thông và thực hiện theo hướng mở, định hướng đổi mới được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Mục đích của chương trình nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đảm bảo giữa kiến thức gắn với thực tiễn, dạy chữ kết hợp hài hòa với dạy người, đảm bảo phát triển tồn diện cho học sinh.

- Chương trình đáp ứng được nhu cầu đổi mới của xã hội, đảm bảo sự thống nhất, linh hoạt, đồng bộ giữa các khối lớp cũng như các cấp học, mang tính hiện đại và hội nhập.

- Nội dung mang tính thực tiễn, phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phải khơi dậy hứng thú cho học sinh, phù hợp với từng vùng miền, từng địa phương nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách tối ưu nhất.

- Đảm bảo nguyên tắc tích hợp ở các lớp dưới, nhất là cấp tiểu học và được phân hóa sâu ở các lớp trên, nhất là cấp trung học phổ thông.

- Với nội dung giáo dục địa phương; hoạt động trải nghiệm được triển khai thực hiện dựa trên đặc điểm, điều kiện, truyền thống của từng địa phương sao cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh.

- Một yếu tố quan trọng trong đổi mới đó là có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau để thực hiện chương trình nhằm thích hợp với học sinh theo điều kiện của từng địa phương.

- Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục nhằm đánh giá đúng năng lực, phẩm chất học sinh đồng thời giảm áp lực về điểm số đối với cha mẹ học sinh. Với những định hướng trên, mỗi giáo viên tiểu học cũng như giáo viên các cấp học khác cần nhận thức sâu sắc về cách tiếp cận, đồng thời được bồi dưỡng nhiều kĩ năng mới, nhất là là kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT, ứng dụng CNTT trong dạy học, quản lý học sinh; kỹ năng kiểm tra, đánh giá; trang bị cho mình những phương

pháp dạy học phù hợp và phải vận dụng một cách sáng tạo để tương tác với học sinh hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục.

Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 đang thực hiện ở lớp 1,2 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của Chương trình giáo dục phổ thông 2006 đang thực hiện ở các lớp 3,4,5 có một số điểm mới như sau:

- Về mục tiêu: Chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát

triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hịa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập, sinh hoạt để các em tiếp tục học ở cấp trung học cơ sở.

- Về nội dung: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc được xây dựng trên nền tảng các chủ đề, chủ điểm, được thiết kế logic, có hệ thống từ lớp 1 đến lớp 5. Ngồi ra, các mơn học tự chọn, hoạt động giáo dục được xây dựng nhằm cung cấp thêm những kĩ năng cũng như năng lực để phục vụ phát triển năng khiếu theo đối tượng học sinh.

Trong mỗi bài học, học sinh được thực hiện, tham gia tương tác khám phá vấn đề; hoạt động thực hành; hoạt động vận dụng; hoạt động củng cố. Để tổ chức các hoạt động trong bài học, giáo viên sử dụng các đồ dùng dạy học, các thiết bị CNTT hỗ trợ truyền tải kiến thức, vận dụng hài hòa, linh hoạt các bước tiến hành để học sinh chiếm lĩnh tri thức hiệu quả nhất.

- Về phương pháp, hình thức dạy học: Để thực hiện cung cấp nội dung bài dạy đến học sinh, giáo viên sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học nhằm tạo cơ hội cho tất cả học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, qua tương tác với giáo viên, các em tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng và khả năng tự học; phát huy tiềm năng của bản thân và vận dụng những kiến thức kĩ năng đã tích lũy được vào cuộc sống để phát triển năng lực của mình. Các hoạt động học tập trong mỗi bài học có thể được tổ chức trong hoặc ngồi nhà trường thơng qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết; thực hành; hoạt động thí nghiệm; tổ chức trị chơi; dạy học theo hình thức trải nghiệm; sinh hoạt tập thể hoặc hoạt động cộng đồng… cũng có thể tổ chức học tập cả lớp, làm việc của nhóm hay độc lập của từng cá nhân học sinh tùy

thuộc vào nội dung bài, từng chủ đề của môn học song mỗi học sinh đều được phát huy hết khả năng của mình.

- Đánh giá kết quả học tập, giáo dục: là việc làm thường xuyên để nhìn nhận lại quá trình tương tác giữa giữa giáo viên và học sinh xem hiệu quả đến đâu một cách khách quan, chính xác; trên cơ sở sự tiến bộ trong học tập, trong rèn luyện của các em; thấy được những hạn chế, những lỗ hổng kiến thức để từ đó điều chỉnh kịp thời trong quá trình giảng dạy. Việc đánh giá đảm bảo sự tin cậy, có được thơng tin đầy đủ, phù hợp, không gây áp lực cho học sinh.

Những đổi mới đối với cấp tiểu học chính là cơ sở để các giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường xác định hình thức cũng như phương pháp ứng dụng CNTT vào dạy học cũng như những giải pháp để quản lí q trình này.

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 34 - 38)

w