1.3. Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học
1.3.4. Yêu cầu đặt ra đối với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường
trường tiểu học
Từ yêu cầu đổi mới trong giáo dục tiểu học, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số trong giáo dục cùng việc ứng phó với tình huống khẩn cấp, yêu cầu đặt ra đối với việc ứng dụng CNTT trong dạy học của mỗi nhà trường được cụ thể như sau:
1.3.4.1. Đối với các trường tiểu học
Ứng dụng CNTT trong dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục là một cơng việc khó khăn, lâu dài, địi hỏi rất nhiều điều kiện và sự cố gắng nỗ lực và sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành giáo dục, sự ủng hộ của toàn dân, nhất là cha mẹ học sinh. Để thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học, mỗi nhà trường cần phải có đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên có lịng nhiệt tình, tâm huyết, trình độ chun mơn và năng lực ứng dụng CNTT ở mức cơ bản trở lên. Các trường cần thường xuyên tiếp cận với những định hướng và đổi mới, từ đó hoạch định chiến lược phù hợp với điều kiện của địa phương, của nhà trường để chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT theo từng lộ trình. Việc xây dựng kho dữ liệu điện tử, kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới có sử dụng phần mềm ngân hàng đề kiểm tra, nhiều phần mềm cho giáo dục được trang bị cho giáo viên và học sinh,... cần triển khai đồng bộ và rộng rãi. Thường xuyên bồi dưỡng và cập nhật các kiến thức về khoa học công nghệ, quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị theo hướng đồng bộ và hiện đại. Phấn đấu đáp ứng mỗi phòng học đều
được trang bị thiết bị về CNTT, việc đầu tư phòng học đa phương tiện cần đầu tư ở tất cả các trường học. Các trường cần tận dụng tối đa và hiệu quả nguồn kinh phí từ ngân sách, các dự án và xã hội hóa của các lực lượng xã hội; tạo được môi trường thuận lợi cho việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động giáo dục. Các PPDH dạy học truyền thống và hiện đại cần được kết hợp hài hòa. Ứng dụng CNTT sẽ tiếp tục và là hình thức chủ yếu được sử dụng để bồi dưỡng và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo viên hiện nay.
1.3.4.2. Đối với CBQL, người dạy và người học
* Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng: là chủ thể không thể thiếu quyết định sự thành công trong việc đổi mới nên họ cần có đủ năng lực, trình độ để đáp ứng nhiệm vụ quản lý trong bối cảnh hiện nay. Để việc đổi mới giáo dục thành cơng địi hỏi mỗi CBQL cần phải có những chiến lược phù hợp với định hướng của đất nước; đổi mới căn bản về giáo dục, về quản lý giáo dục; luôn năng động, sáng tạo trong cách tổ chức thực hiện nhiệm vụ, cần biết cách phân cấp, phân quyền cho cấp dưới trong đơn vị quản lý để mỗi tổ chức, đoàn thể, cá nhân được tự chủ, linh hoạt và sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ. Vì thế, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học cần thường xuyên học tập kịp thời bổ sung và tích lũy các kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý dạy học mới để tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát tốt các đối tượng quản lý, các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
* Đối với người dạy: là lực lượng rất quan trọng quyết định đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, bởi vì: người dạy có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trị của ứng dụng CNTT trong dạy học mới có thể vận dụng những kiến thức, những năng lực CNTT của mình đem đến sự thành cơng của tiết học, mới tổ chức tốt các hoạt động trên lớp. Trong bối cảnh xã hội luôn vận động như hiện nay, để triển khai hoạt động dạy học hiệu quả, việc ứng dụng CNTT là giải pháp tốt nhất để đáp ứng u cầu đó. Cho nên, địi hỏi người giáo viên tiểu học cần có năng lực ứng dụng CNTT. Năng lực CNTT của giáo viên được thể hiện:
- Năng lực hiểu biết về CNTT; - Năng lực sử dụng máy tính;
- Năng lực thiết kế bài dạy;
- Năng lực tổ chức và tương tác với học sinh;
- Năng lực sử dụng phần mềm quản lý đánh giá học sinh.
Như vậy, năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên vừa là mục đích, vừa là yêu cầu mà giáo viên cần đáp ứng trong bối cảnh hiện nay.
* Đối với học sinh: Học sinh cần được trang bị kiến thức cơ bản ngay từ đầu cấp tiểu học và mơn Tin học và Cơng nghệ (theo chương trình GDPT 2018) trở thành mơn học bắt buộc để các em có thể phát huy khả năng ứng dụng CNTT vào học tập. Học sinh cần được trang bị kiến thức cơ bản về CNTT từ đó có thể độc lập và chủ động trong học tập; có thể tự mình kết nối với bạn bè các nơi để hoàn thành bài tập được giao. Học sinh cần trang bị kiến thức về sử dụng các trang thiết bị CNTT, sử dụng các phần mềm để phục vụ cho học tập,...Học sinh cần được trang bị kiến thức cơ bản về CNTT để giữ vai trò trung tâm trong hoạt động dạy và học, các em học sinh cần được tiếp cận một phương pháp dạy học kiểu mới dựa trên nền tảng công nghệ và ý thức hệ phát triển bản thân, đó là việc học đi đơi với hành, học kết hợp với kỹ năng mềm và tư duy xử lý tình huống, làm việc theo nhóm….