Đánh giá chung về thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 95)

trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Trong quản lý mọi hoạt động ở trường tiểu học, hiệu trưởng các trường đã nhận thức sâu sắc về vai trị, tầm quan trọng và lợi ích của ứng dụng CNTT trong dạy học, hiểu được sự tác động của nó trong việc nâng cao chất lượng qua mỗi giờ lên lớp; đã triển khai kế hoạch và chỉ đạo mọi thành viên thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn.

Hầu hết hiệu trưởng các trường cho rằng năng lực của đội ngũ có ý nghĩa then chốt đến hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học, cho nên đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, tổ chức các chuyên đề để bồi dưỡng năng lực cho giáo viên về ứng dụng CNTT trong dạy học; đồng thời trên cơ sở đa số giáo viên bày tỏ quan điểm rằng ứng dụng CNTT trong dạy học là cần thiết trong bối cảnh hiện nay, cho nên, nhiều giáo viên tích cực, dành thời gian nghiên cứu, học hỏi và đã đạt được kiến thức, năng lực cần thiết đáp ứng được yêu cầu trình độ, năng lực CNTT giúp bản thân vững vàng và còn giúp đỡ, hướng dẫn đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ.

Cùng với việc bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên, với vai trị chỉ đạo của mình, hiệu trưởng các trường tiểu học trong huyện trong những năm gần đây đã tích cực đầu tư mua sắm thiết bị hiện đại nhằm trang bị cho trường mình điều kiện ứng dụng CNTT tốt nhất nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, dạy học trong nhà trường.

Lứa tuổi học sinh tiểu học bước đầu có nhận thức và đang phát triển nên khả năng tiếp thu, học hỏi những kiến thức mới mẻ đặc biệt là CNTT khá tốt.

2.6.2. Hạn chế

Mặc dù hầu hết hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên cho rằng CNTT trong dạy học là cần thiết, xong vẫn cịn một số ít giáo viên chưa thấy được mức độ cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học nên lơ là; bên cạnh đó năng lực ứng dụng CNTT của một bộ phận giáo viên chưa tốt; một số giáo viên cao tuổi ngại đổi mới nên gặp khó khăn trong tiếp cận kiến thức CNTT. Từ đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên hiệu quả chưa cao, chưa khai thác hiệu quả những tiện ích để đổi mới phương pháp dạy học.

Trong quản lý, việc tổ chức các đợt tập huấn, các buổi chuyên đề ứng dụng CNTT giúp giáo viên, học sinh nâng cao năng lực đã tiến hành nhưng chưa đồng bộ, mang tính thời vụ nên hiệu quả chưa cao. Các nhà trường trong huyện đã tập trung phát huy các nguồn lực để mua sắm thiết bị CNTT và tăng cường CSVC nhưng thể chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay theo tiêu chuẩn các phịng học. Đặc biệt, một số trường vẫn chưa có giáo viên dạy Tin và phụ trách CNTT; chưa có phịng học Tin, số lượng máy tính, máy chiếu, tivi cịn ít.

Việc ứng dụng CNTT để thực hiện các khâu của quá trình dạy học như: trong xây dựng thiết kế bài dạy; trong thực hiện bài giảng của giáo viên, trong việc hỗ trợ khuyến khích học tập của học sinh; ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa tốt, nhiều giáo viên cịn lạm dụng để trình chiếu, chưa tạo được tính tích cực, chủ động trong quá trình dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh còn hạn chế; điều kiện gia đình học sinh chưa đáp ứng đầy đủ các thiết bị CNTT cho con em mình, bên cạnh đó, giáo viên chưa có sự tương tác tốt với học sinh trong các tiết học, chưa hướng dẫn tỉ mỉ các thao tác sử dụng thiết bị CNTT. Trong bối cảnh hiện nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các nhà trường thường xuyên phải thay đổi hình thức dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến, việc ứng dụng CNTT càng trở nên cấp thiết, địi hỏi giáo viên phải có kĩ năng tốt sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh. Vì thế, nhiều giáo viên chưa cập nhật kiến thức về CNTT kịp thời nên lúng túng, bỡ ngỡ và gặp khó khăn.

Trong quá trình quản lý ứng dụng CNTT, hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học nhưng đa số đều chưa có chiến lược

cụ thể. Các kế hoạch thực hiện tính khả thi, tính thực tiễn chưa cao; cịn lúng túng trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá tiết dạy ứng dụng CNTT.

Các trường tiểu học trong huyện thuộc vùng nông thôn vẫn rất thiếu thốn các điều kiện về hạ tầng và các thiết bị CNTT. Phịng học có thiết bị CNTT các trường đã có song chỉ đạt mức tối thiểu; một số trường khó khăn vẫn chưa có phịng học Tin học, số lượng máy tính, máy chiếu, tivi ít. Phịng học đa phương tiện chưa có trường nào được đầu tư. Hệ thống sách, tài liệu về CNTT trong thư viện sơ sài, thậm chí có trường khơng có.

Cơng tác kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học chưa theo các tiêu chí, bên cạnh đó sau kiểm tra chưa có sự tư vấn để khắc phục những tồn tại, hạn chế; chưa động viên kịp thời; phong trào thi đua chưa sâu rộng, chưa phát huy hết điểm mạnh của giáo viên có thành tích xuất sắc. Vì thế, khơng có sự điều chỉnh phù hợp, hiệu quả kiểm tra chưa đạt được mục tiêu đề ra.

2.6.3. Nguyên nhân hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

Một là, sự tác động của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến phẩm chất ý thức, đạo đức, lối sống, tác phong của CBQL, giáo viên và học sinh. Nếu không nhận thức đúng và rèn luyện tốt thì nó sẽ gây cản trở đến sự phấn đấu và nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân và tập thể.

Hai là, những năm qua, các nhà trường đã được quan tâm, được các cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng về CSVC, mua sắm thiết bị dạy học và thiết bị CNTT phục vụ cho việc dạy và học tại các trường học. Tuy nhiên, các trường tiểu học trong huyện lại rất hạn chế về ngân sách cũng như việc huy động các nguồn lực nên việc đầu tư hạ tầng CNTT khó khăn dẫn đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học bị ảnh hưởng. Ba là, mỗi nhà trường đều phải chịu sức ép lớn về đổi mới GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Ở nhà trường, CBQL và giáo viên phải thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn, về phong trào, các cuộc thi, công tác phối hợp trong và ngồi trường học,... nên ln có sức ép về trách nhiệm, sự quá tải về công việc cũng như thời gian dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến thời gian tự học và bồi dưỡng của CBQL và giáo viên. Việc ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động nhà trường cũng như trong dạy học là nhiệm vụ quan trọng, rất cần sự ủng hộ vật chất lẫn tinh thần nhưng ở một số trường

tiểu học vẫn chưa phát huy được sức mạnh của các tổ chức, các lực lượng xã hội nhất là chưa huy động được các nguồn lực xã hội để thực hiện nhiệm vụ này.

* Nguyên nhân chủ quan

Một là, do một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhận thức chưa thật đúng về vai trò, tầm quan trọng của CNTT trong quản lý, trong hoạt động dạy học nên chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, đơn đốc, kịp thời và sâu sắc, thậm chí có trường, hiệu trưởng năng lực còn hạn chế nên chưa xây dựng được kế hoạch quản lý cụ thể, khả thi. Do hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chưa thực sự linh hoạt trong cơng tác điều phối, phân cơng chun mơn, nhìn nhận vấn đề một cách chủ quan, duy ý chí, chưa khai thác hết tiềm năng nội lực của giáo viên.

Hai là, còn một số CBQL và giáo viên không chịu tiếp thu cái mới, ngại khó, ngại khổ, ngại thay đổi. Một số giáo viên, việc ứng dụng CNTT, khai thác sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong dạy học cũng như tinh thần thái độ trách nhiệm trong tự học, tự rèn để nâng cao trình độ học vấn cịn hạn chế. Vẫn cịn khơng nhiều CBQL và giáo viên còn hạn chế về năng lực và trình độ, chưa có tầm nhìn chiến lược về đổi mới quản lý cũng như đổi mới giáo dục dẫn đến ảnh hưởng khá lớn việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường. Bên cạnh đó, phương pháp học tập truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức nên học sinh rất thụ động và ít có sự tương tác với thầy, một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em hoặc không muốn cho con tiếp cận sớm với CNTT vì sợ các em mải chơi game, ảnh hưởng đến học tập. Mặt khác, một số học sinh do hồn cảnh, điều kiện gia đình khó khăn khơng có điều kiện tiếp cận với CNTT.

Ba là, việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực về ứng dụng CNTT trong dạy học chưa có kế hoạch hồn chỉnh và mang tính tự phát; chưa thực hiện theo lộ trình nên hiệu quả khơng cao. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí dành cho đào tạo bồi dưỡng cịn ít nên hầu hết CBQL và giáo viên đều phải tự chủ về tài chính để học tập nâng cao kiến thức chun mơn cũng như Tin học và ngoại ngữ.

Tiểu kết chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, hầu hết hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên các trường tiểu học đã nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay. Song, vẫn còn một bộ phận giáo viên nhận thức chưa cao về vấn đề này nhất là đối tượng giáo viên lớn tuổi, sắp về hưu.

Hiện nay, hầu hết hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên ở các trường tiểu học đã ứng dụng CNTT trong dạy học, sử dụng Internet để sưu tầm tài liệu, trao đổi thơng tin thường xun và có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, cơng tác quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động và năng lực ứng dụng CNTT của CBQL, giáo viên trong dạy học vẫn còn một số nội dung hạn chế, đa số chỉ đạt ở mức cơ bản; kỹ năng sử dụng máy tính; kỹ năng khai thác kho dữ liệu điện tử chưa nhiều, chưa khai thác hiệu quả một số phần mềm tiện ích dành cho dạy học. Một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và một bộ phận giáo viên vẫn lúng túng hoặc chưa thành thạo trong sử dụng các thiết bị CNTT và thiết bị dạy học hiện đại. Giáo án, bài giảng điện tử của giáo viên phần nhiều chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; việc ứng dụng CNTT trong học tập của học sinh chưa có sự tổ chức và hướng dẫn cụ thể, chưa kích thích hứng thú của học sinh trong khi đó, các em ham học hỏi, thích tiếp cận CNTT. Cho nên, muốn việc ứng dụng CNTT trong dạy học đạt hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cần phải quy định và yêu cầu giáo viên phải biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong mỗi giờ lên lớp; đồng thời xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo án điện tử, tiêu chí đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT.

Thời gian gần đây, Đảng, chính quyền các địa phương trong huyện đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Vì thế, hạ tầng thiết bị CNTT cũng được quan tâm mua sắm đáp ứng từng bước tiến tới hiện đại song ở mỗi trường lại có sự khác nhau. Tuy nhiên, hiệu trưởng xây dựng quy chế sử dụng, bảo quản chưa sát với thực tiễn, tính khả thi chưa cao.

Tóm lại, hiệu trưởng cần phải xây dựng, đề xuất những biện pháp đồng bộ, khoa học và sát với thực tiễn, đảm bảo tính khả thi để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong thực trạng việc quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học các trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương trong bối cảnh hiện nay.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN BÌNH GIANG,

TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Triển khai xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin từ Bộ đến các cơ sở giáo dục, nhà trường đảm bảo sự kết nối, liên kết. Hệ thống học liệu điện tử, sổ theo dõi, đánh giá điện tử, học bạ điện tử, các cơ sở giáo dục, cổng thông tin điện tử trường học được liên thơng. Các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau đồng thời có sự hỗ trợ lẫn nhau tạo nên một sự thống nhất. Tuy nhiên, mỗi biện pháp lại có sự độc lập, mang tính đặc thù nhất định phù hợp với từng môi trường đối tượng cụ thể.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Chính sự tương tác nội tại sẽ tạo ra chất lượng vẹn tồn của hệ thống. Vì thế, trong quản lý, hiệu trưởng cần có sự tác động tới tất cả các yếu tố thông qua việc sử dụng những biện pháp tác động hợp lý để tạo nên sức mạnh tổng hợp đem lại kết quả mong muốn như mục tiêu đề ra. Để có được điều đó, khi quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học, hiệu trưởng cần xây dựng, thực hiện các biện pháp đề ra một cách đồng bộ từ xây dựng chiến lược, định hướng tầm nhìn, kế hoạch đến hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và khuyến khích, khen thưởng. Việc tổ chức, thực hiện hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học được tiến hành đồng bộ từ các cấp quản lý, đến các trường tiểu học cuối cùng đến từng thành viên trong nhà trường. Các biện pháp đều có sự ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động ứng dụng CNTT của mỗi địa phương, mỗi nhà trường đồng thời có tác dụng thúc đẩy q trình thực hiện. Các biện pháp có sự tương tác với nhau tùy thuộc vào điều kiện phù hợp, đồng thời cũng có những tác động riêng song vẫn phải nằm trong sự thống nhất. Để thực hiện thành cơng biện pháp này thì đồng thời cũng phải tiến hành thực hiện đồng bộ các biện pháp khác sao cho đạt được các mục tiêu đã đề ra.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục. Các tác động của hiệu trưởng cần phải thực

hiện trong khuôn khổ pháp lý đồng thời trên cơ sở thực tiễn ở các nhà trường. Đối với chủ thể quản lý các cấp, trong lãnh đạo, chỉ đạo tất cả các khâu, các bước ứng dụng CNTT trong dạy học không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sát thực; đồng thời thường xuyên rút kinh nghiệm, sơ tổng kết để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hợp lý, hiệu quả. Hiệu trưởng cần nhạy bén, phát hiện các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học là điều kiện quan trọng để việc ứng dụng CNTT đạt kết quả cao. Vì vậy, địi hỏi hiệu trưởng nhà trường phải đề xuất những biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm, điều kiện, các nguồn lực ( bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực, nguồn lực thời gian), môi trường của nhà trường, trên cơ sở thực hiện đúng các quy chế của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời đảm bảo tính thực tiễn làm cho các biện pháp được sử dụng, có ý nghĩa trong thực tiễn. Việc đề xuất, triển khai những biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học, điều cần thiết là hiệu trưởng các nhà trường phải hiểu sâu sắc, cân nhắc các điều kiện về các nguồn lực, để từ đó các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 95)

w