Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 103)

3.2. Đề xuất biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của

trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường tiểu học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên nhận thức sâu sắc hơn về sự cần thiết, tầm quan trọng, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong dạy học đồng thời thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc nâng cao năng lực, tăng cường các điều kiện ứng dụng nó trong dạy học. Trong bối cảnh hiện nay, toàn ngành tập trung thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thơng 2018, đồng thời thích ứng với tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì việc nâng cao nhận thức về hoạt động này đang và sẽ được cả xã hội quan tâm, ngành giáo dục coi đó là nhiệm vụ quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Việc quan trọng hàng đầu là nhận thức của tập thể lãnh đạo, trước hết là hiệu trưởng mỗi nhà trường cần nhận thức đúng đắn và sâu sắc. Sau đó mới có thể làm thay đổi nhận thức của đội ngũ giáo viên, làm cho họ hiểu rõ được vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa và lợi ích của ứng dụng CNTT trong dạy học; tiếp đến triển khai nội dung, cách thức ứng dụng CNTT trong dạy học ở từng khâu, từng việc làm. Giáo viên hiểu được, trong bối cảnh đổi mới giáo dục cũng như diễn biến dịch bệnh phức tạp hiện nay, ứng dụng CNTT trong dạy học là công cụ, nhu cầu cần thiết để phát huy nội lực, tiềm năng sẵn có, khả năng của mỗi giáo viên. Từ đó mỗi giáo viên có tinh thần tự giác, có ý thức trách nhiệm ứng dụng CNTT trong mỗi giờ lên lớp.

Hiệu trưởng cần triển khai, chỉ đạo tốt các nội dung để nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ giáo viên tiểu học, cụ thể:

- Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các hướng dẫn của ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học tại đơn vị mình phụ trách.

- Vào đầu năm học, từng học kỳ, tổ chức các chuyên đề, các hội thảo trong nhà trường về ứng dụng CNTT trong dạy học để giáo viên hiểu rõ về vấn đề này, coi đó là việc làm thường xuyên.

- Xây dựng các giờ dạy minh họa, tổ chức cho giáo viên dự, rút kinh nghiệm; đẩy mạnh sinh hoạt chuyên mơn đánh giá q trình thực hiện.

- Nắm bắt tư tưởng, động viên, giúp đỡ kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để thực hiện các nội dung trên, hiệu trưởng cần:

- Trong các cuộc họp đầu năm, từng học kỳ, tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước các hướng dẫn của ngành giáo dục về tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng; những yêu cầu cụ thể với nhà trường, đối với giáo viên; làm cho giáo viên nhận thấy vai trị của mình trong việc nâng cao chất lượng; đồng thời xác định được nhiệm vụ của mình để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng đội ngũ (theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên), từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong hoạt động giảng dạy cũng như tích cực ứng dụng CNTT trong mỗi giờ dạy của mình.

- Tùy tình hình cụ thể, hiệu trưởng có thể triển khai các văn bản hướng dẫn của ngành, kế hoạch của nhà trường trực tiếp hoặc trực tuyến tại các cuộc họp, hoặc có thể gửi văn bản trên hệ thống thư điện tử, đăng trên website; nhóm zalo. Bên cạnh đó, chỉ đạo các tổ chuyên môn nhấn mạnh các nội dung quan trọng cần làm, những kĩ năng cần có để giáo viên có thể hiểu sâu sắc việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Đầu năm học, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tổ chức chuyên đề về ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy trong tồn trường. Chỉ đạo các tổ chun mơn triển khai tới giáo viên thực hiện từng nội dung phù hợp. Hàng năm, hội thi giáo viên giỏi cấp trường, tham gia cấp huyện, tỉnh cần yêu cầu bắt buộc ứng dụng CNTT trong mỗi tiết giảng. Tùy điều kiện nhà trường, có thể tổ chức hội giảng chuyên đề trong các tổ chuyên môn về “Ứng dụng CNTT trong dạy học”. Thường xuyên cập nhật nội dung, phương pháp ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu quả trên website; gmail của trường để giáo viên tham khảo, trao đổi, rút ra những định hướng

cho bản thân. Từ những việc làm đó, giáo viên thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết, những tiện ích, sự vượt trội của việc ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Trên cơ sở chỉ đạo của hiệu trưởng, các tổ chuyên môn tổ chức xây dựng chuyên đề ứng dụng CNTT trong dạy học một cách hiệu quả, chỉ đạo cho giáo viên thường xuyên dự giờ lẫn nhau; đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, thống nhất quy trình, phương pháp, hình thức thực hiện và coi đây là hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất.

- Bên cạnh việc tổ chức các nội dung, hiệu trưởng cũng thường xuyên lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, tinh thần và thái độ của cán bộ giáo viên về việc ứng dụng CNTT trong dạy học, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Thường xuyên động viên và hỗ trợ những giáo viên cịn vướng mắc, gặp khó khăn khi thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Khuyến khích, động viên để mỗi giáo viên tự trang bị thiết bị CNTT cá nhân, tạo thuận lợi cho ứng dụng CNTT.

Cán bộ quản lý nhà trường phải thống nhất quan điểm chỉ đạo; tích cực hướng dẫn, giúp đỡ, động viên những giáo viên chưa tốt để họ có động lực và thực hiện được mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng phải là người truyền lửa, tạo động lực để khơi dậy khả năng tiềm tàng trong mỗi giáo viên, làm cho nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm; thấy được hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học không chỉ là nâng cao nghiệp vụ, năng lực chun mơn mà cịn là uy tín, danh dự và thương hiệu của nhà trường. Giáo viên thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về nội dung, phương pháp, hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học, các điều kiện đảm bảo cho việc ứng dụng đạt hiệu quả.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng không những nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng mà còn biết cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo về tăng cường ứng dụng CNTT phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường chỉ đạo; chỉ đạo các tổ chuyên môn huấn luyện; tạo sự đồng thuận và quyết tâm cao trong việc ứng dụng CNTT trong đội ngũ giáo viên.

Khi có các văn bản của cấp trên, hiệu trưởng cập nhật kịp thời, xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT của nhà trường; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về thiết bị, cơ sở vật chất cần thiết như tài liệu, băng zơn, phịng họp… để phục vụ hoạt động tuyên truyền hiệu quả.

Thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để đội ngũ giáo viên yêu nghề, toàn tâm toàn ý cống hiến trong nhà trường. Xây dựng tinh thần đoàn kết, thân thiện của tập thể cán bộ, giáo viên nhằm kích thích, tạo động lực cơng tác.

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học phù hợp với bối cảnh, tình hình thực tế

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiệu trưởng xây dựng tầm nhìn với những định hướng chiến lược nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về ứng dụng CNTT trong nhà trường trên cơ sở nâng cao năng lực, trình độ, kĩ năng CNTT của cán bộ giáo viên; điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng CNTT nhà trường. Thực hiện đồng bộ trong quản lý, trong giảng dạy, giáo dục mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện, phù hợp với điều kiện của từng trường. Với nhu cầu, điều kiện của mỗi trường là khác nhau nên việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học cần thể hiện chi tiết, cụ thể ở mỗi nhà trường là cần thiết và quan trọng.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Đầu mỗi năm học, hiệu trưởng xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học vừa mang tính định hướng, vừa yêu cầu cụ thể về các nội dung ứng dụng trong dạy học. Nội dung kế hoạch cần đảm bảo được tính ứng dụng thực tế, đúng cấu trúc và đáp ứng đủ các nguyên tắc: đồng bộ, khoa học, thống nhất, phù hợp với thực tiễn, thuận lợi trong triển khai thực hiện, có các phương án dự phịng điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Kế hoạch được phổ biến tới giáo viên và các bộ phận công tác trong nhà trường.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp Bước 1: Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các cấp, hiệu trưởng xác định các căn cứ phù hợp với nội dung kế hoạch để kế hoạch đề ra có cơ sở.

Từ những căn cứ pháp lý, hiệu trưởng căn cứ tình hình thực tiễn của nhà trường, của địa phương xác định những yếu tố phù hợp với nội dung, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch.

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng đổi mới chương trình Giáo dục phổ thơng 2018 và thích ứng những tình huống khẩn cấp, trong các khâu của quá trình dạy học; trong đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Trong kế hoạch, xây dựng mục tiêu ứng dụng CNTT trong dạy học phải dựa trên các căn cứ pháp lý, căn cứ tình hình đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có và tài chính trong nhà trường. Việc xác định mục tiêu phải thể hiện được đặc trưng riêng của trường mình.

Bước 3: Phân tích tình hình ứng dụng CNTT trong nhà trường

Để xác định được những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện, Hiệu trưởng cần phân tích tình hình ứng dụng CNTT trong dạy học tại trường mình; phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường về nhân sự, cơ sở vật chất, hạ tầng, thiết bị…, những vấn đề thời cơ, thách thức, khó khăn liên quan đến quản trị nhà trường; từ đó nêu được thực trạng của nhà trường trong việc thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học. Trên cơ sở thực trạng, xác định và xây dựng những định hướng của kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học.

Bước 4: Xác định những nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy học

Trên cơ sở phân tích tình hình, thực trạng của nhà trường, hiệu trưởng xác định các nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể, những nội dung về hạ tầng CNTT trong nhà trường, ứng dụng CNTT trong quản lí, điều hành trong nhà trường. Ứng dụng CNTT trong các khâu của quá trình giảng dạy, trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Bồi dưỡng năng lực công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên; khai thác, sử dụng phần mềm tự do nguồn mở… Nội dung kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học phong phú, phù hợp với bối cảnh và thể hiện được nét riêng của nhà trường.

Bước 5: Xác định những giải pháp thực hiện kế hoạch

Từ nhiệm vụ cần thực hiện, Hiệu trưởng đề ra các giải pháp về triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch; các giải pháp cần thể hiện rõ:

+ Các giải pháp về nhân lực, đội ngũ:

+ Các giải pháp về CSVC, hạ tầng CNTT & thiết bị cơng nghệ; + Các giải pháp tài chính, nguồn tài lực;

+ Dự kiến phân công các thành viên thực hiện và phân cấp trong quá trình quản lý thực hiện kế hoạch, công tác kiểm tra, giám sát cụ thể trong quá trình thực hiện, sát với thực trạng và bối cảnh.

+ Lộ trình thực hiện kế hoạch.

Bước 6: Hồn thành, ban hành và tổ chức triển khai kế hoạch.

Sau khi xác lập đầy đủ các điều kiện cũng như xác định rõ các thành tố, hiệu trưởng dự thảo bản kế hoạch, tổ chức lấy ý kiến của CBQL, giáo viên cũng như việc tư vấn của các chun gia, hồn thiện kế hoạch trình lãnh đạo phê duyệt. Sau khi phê duyệt, kế hoạch được phổ biến tới các tổ chuyên môn, từng CBQL, GV để thực hiện có hiệu quả. Từ kế hoạch ứng dụng CNTT của nhà trường, mỗi giáo viên tự xây dựng kế hoạch riêng phù hợp với năng lực bản thân, với nhiệm vụ và đặc thù của lớp mình phụ trách.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học hiệu quả, hiệu trưởng (hoặc phân cơng lãnh đạo có kinh nghiệm, năng lực) cần phải phân tích đánh giá thực trạng sát với tình hình thực tiễn trên cơ sở căn cứ pháp lý. Xác định các nhiệm vụ, các nội dung cần thực hiện; có tư duy chiến lược để các giải pháp được thực hiện khả thi. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia, đóng góp ý kiến của chuyên gia, các GV có năng lực, huy động được các nguồn lực (nhân lực, vật lực; tài lực, lộ trình thực hiện) để kế hoạch đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả.

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực công nghệ thông tin trong dạy học cho giáo viên, học sinh và phụ huynh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Vị trí, vai trị của hiệu trưởng, giáo viên trong các hoạt động giáo dục của nhà trường là vơ cùng quan trọng. Bên cạnh đó, học sinh ln chủ động, tích cực thực hiện các nội dung của q trình dạy học, phụ huynh có vai trị khơng nhỏ trong việc phối hợp thực hiện, nhất là trong bối cảnh hiện nay, các em tham gia học tập trực tuyến. Vì vậy, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ CBQL, giáo viên vừa có chun mơn nghiệp vụ tốt vừa có trình độ về Tin học, có kỹ năng ứng dụng CNTT để làm tốt công tác quản lý, dạy và học trong mỗi nhà trường, đồng thời tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên tự học và sáng tạo, nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tinh thần tương trợ, giúp đỡ

đồng nghiệp; hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học hỗ trợ học sinh, phụ huynh học sinh ở các trường tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về tin học cơ bản cho CBQL, giáo viên để ứng dụng CNTT trong dạy và học là một việc làm thường xuyên; liên tục để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập và thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Để làm tốt hoạt động bồi dưỡng ngũ giáo viên có năng lực về CNTT, hiệu trưởng cần:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CNTT cho giáo viên; dự trù hỗ trợ kinh phí cho giáo viên tham gia các khóa tập huấn và bồi dưỡng kiến thức về CNTT; đối với những giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực ứng dụng CNTT thì cần giao nhiệm vụ, có những việc làm hỗ trợ cụ thể, chi tiết.

- Mời chuyên gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính cho giáo viên để giáo viên biết sử dụng những chức năng cơ bản; bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng sử dụng các phần mềm để soạn thảo văn bản, trình chiếu; kỹ năng khai thác và sử dụng kho dữ liệu điện tử; tìm kiếm và khai thác thông tin; kỹ năng kiểm tra, đánh giá học sinh trực tuyến; kỹ năng sử dụng chức năng thông dụng của TBDH hiện đại (bảng tương tác…).

- Thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho giáo viên cả lý thuyết và thực hành trong từng khâu của dạy học: thiết kế bài giảng điện tử, thực hiện bài giảng trên lớp hay trực tuyến, xây dựng đề trong kiểm tra, đánh giá học sinh trực tiếp hoặc trực tuyến....

- Tạo điều kiện, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu về

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương (Trang 103)

w