Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 29)

1.1.2.1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ta đối với công tác tôn giáo

Những căn cứ pháp lý làm cơ sở cho công tác QLNN đối với các tôn giáo được xây dựng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo là cơ sở cho việc thể chế, xây dựng hệ thống văn bản pháp quy trên lĩnh vực tơn giáo góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nắm vững được quan điểm, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước sẽ tránh được những sai lầm, khiếm khuyết trong hoạt động QLNN đối với tôn giáo.

Ngày 12/03/2003 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW, trong đó khẳng định:

Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất qn chính sách tơn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Đảng ta coi công tác tôn giáo là “nhiệm

26

tác vận động quần chúng”. [1]

Trong mỗi giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể, Đảng ta đã bổ sung, điều chỉnh chủ trương đường lối về tôn giáo đảm bảo phù hợp với thực tiễn cách mạng. Đặc biệt trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đời sống nhân dân ngày một cải thiện hơn, Đảng ta đã linh hoạt trong công tác chỉ đạo, định hướng về tôn giáo, tạo điều kiện cho tôn giáo có điều kiện duy trì và phát triển trong thời đại mới.

1.1.2.2. Sự hồn thiện của hệ thống pháp luật về tơn giáo

Hệ thống pháp luật được coi là một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng, có tác động quan trọng đối với hoạt động QLNN trên thực tế. Cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật ở nước ta, pháp luật nhà nước trong công tác QLNN về tơn giáo cũng có sự điều chỉnh, cập nhật và bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.

Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, trước những diễn biến phức tạp của tôn giáo ở cả trong và ngồi nước, sự chống phá, kích động của các thế lực thù địch, công tác QLNN về tôn giáo ở nước ta đã gặp những sự lúng túng, bị động nhất định ở một vài thời điểm, một vài địa bàn. Nguyên nhân này cũng một phần do những hạn chế, bất cập của những văn bản pháp luật, chồng chéo, mâu thuẫn, nhiều vấn đề thực tiễn phát sinh chưa được điều chỉnh và đặc biệt thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện.

Những thiếu sót trên là bài học quan trọng và cần thiết cho cơng tác QLNN về tơn giáo, nó cũng cho thấy hệ thống pháp luật có vai trò rất quan trọng. Trong tương lai, việc hồn thiện chính sách pháp luật về tôn giáo là một trong những yếu tố cần phải được đặt lên hàng đầu, đề cao trong công tác nghiên cứu, ban hành các văn bản quản lý chặt chẽ, phù hợp với tình hình thực tế. Việc nghiên cứu và ban hành cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống, bám sát tình hình thực tế của Việt Nam và thế giới và xu

27 hướng vận động của tơn giáo.

1.1.2.3. Mức độ hồn thiện tổ chức bộ máy cơ quan Quản lý nhà nước về tôn giáo và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo

Bộ máy cơ quan Quản lý nhà nước về tôn giáo cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tôn giáo có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của hoạt động QLNN về lĩnh vực này.

QLNN về tơn giáo chỉ có thể đạt được hiệu lực, hiệu quả cao khi cán bộ, công chức làm cơng tác này có kiến thức sâu rộng về pháp luật, tơn giáo cũng như có kiến thức chun mơn về QLNN, bên cạnh đó phải phát huy hết tinh thần trách nhiệm, linh hoạt, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh đó, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tôn giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Vì họ là đại diện của chủ thể quản lý, được trao quyền nhất định và được sử dụng công cụ quản lý pháp luật để tác động, điều chỉnh các tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với quy định của pháp luật.

1.1.2.4. Nhận thức của hệ thống chính trị về tầm quan trọng của cơng tác quản lý nhà nước về tôn giáo

Tôn giáo là một vấn đề nhạy cảm, có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống xã hội và liên quan đến rất nhiều vấn đề của cuộc sống. Các cấp, các ngành cần nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước về tôn giáo là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện tốt chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước ta; hướng các hoạt động của tôn giáo vào khuôn khổ quy định của pháp luật; ngày càng tăng cường tốt hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nghị quyết số 25/NQ-TW, ngày 12/03/2003 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác tơn giáo đã khẳng định: “Cơng tác tơn giáo

28

có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của tồn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo”.

Hiện nay, nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở về tơn giáo và công tác tôn giáo còn hạn chế dẫn đến chưa có biện pháp tích cực, phù hợp trong quản lý, điều hành và xử lý các vấn đề tơn giáo do đó đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tôn giáo ở một số địa phương. Do đó nhiệm vụ đặt ra là phải nâng cao nhận thức về chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơng chức được phân cơng trực tiếp làm công tác tôn giáo.

1.1.2.5. Sự phát triển của kinh tế - xã hội, vấn đề hội nhập và xu thế vận động của tôn giáo

“…Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay…” [20]. Đất nước ta đang giai đoạn đổi mới, phát

triển và hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực. Lợi dụng mở cửa, hội nhập, các thế lực thù địch, phản động tiếp tục chống phá sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tôn giáo là một trong những con bài quan trọng được chúng lợi dụng chống phá cách mạng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, giữa người có tín ngưỡng, tơn giáo với người khơng có tín ngưỡng tơn giáo, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, can thiệp vào công cuộc nội bộ của nước ta. Đây là một vấn đề cần đặc biệt lưu ý và cần đặt ra cho chúng ta trong việc QLNN về tôn giáo.

Trong những năm gần đây, tình hình xung đột sắc tộc, vấn đề tôn giáo và những đạo lạ xuất hiện lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ổn định một số khu vực trên thế giới và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến Việt Nam. Việc nắm bắt tình hình thế giới để có những cập nhật kịp thời trong công tác quản lý hoạt động về tôn giáo cũng là một trong những yêu cầu quan trọng

29

trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)