Phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 55)

Huyện Ea Súp là huyện biên giới, dân số 70.834 người, gồm 29 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 42,7%; có 09 xã, 01 thị trấn với 145 thơn, bn, tổ dân phố trong đó có 87 thơn, bn đặc biệt khó khăn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ- TTg, ngày 28/4/2017; 04 đồn Biên phòng, 01 Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 737 thuộc Quân khu 5. [36]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện đạt 19,15%/năm, bình quân thu nhập đầu người đạt 26 triệu đồng/người/năm. Các cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm trên 5%. Năm 2020, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó: nơng, lâm, thủy sản chiếm 40,9% (nghị quyết 43%); công nghiệp và xây dựng chiếm 27,9% (nghị quyết 25%); thương mại - dịch vụ chiếm 31,2% (nghị quyết 32%). Tồn huyện có 01 xã được công nhận xã nông thôn mới (xã Ea Bung). [27]

Cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng thực hiện hiệu quả các chính sách hỡ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, vùng đặc biệt khó

55

khăn, như: Chương trình 135, Chương trình 16, Quyết định số 102, Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với tổng nguồn vốn 25,7 tỷ đồng; thông qua hệ thống chính sách hỡ trợ và sự nỡ lực vươn lên của người dân, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, số hộ nghèo và cận nghèo giảm. Triển khai các giải pháp sắp xếp, ổn định dân di cư tự phát đến địa bàn, đến năm 2020 đã bố trí được 185,556 khẩu.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)