1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Krông Búk - tỉnh Đắk Lắk
Huyện Krơng Búk nằm về phía Đơng bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Bn Ma Thuột 60 km theo Quốc lộ 14; có tổng diện tích tự nhiên 35.782 ha, với 7 đơn vị hành chính. Huyện Krơng Búk tiếp giáp các huyện Krông Năng, Cư M’gar, Ea H’leo và thị xã Buôn Hồ.
Huyện Krông Búk là một trong những huyện có số lượng tín đồ đơng của tỉnh Đắk Lắk. Theo thống kê của Phòng Nội vụ huyện, tính đến tháng 12/2017, trên địa bàn huyện có 04 tơn giáo đó là Cơng giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài với trên 17.293 tín đồ, chiếm gần 30 % dân số, trong đó tín
đồ người dân tộc thiểu số là hơn 6000 người.
Huyện Krông Búk là một trong những huyện có tình hình tơn giáo tương đối phức tạp, một phần do số lượng tín đồ đơng, địa bàn rộng, mặt khác do huyện mới chia tách từ tháng 12/2008 (thành huyện Krông Búk và thị xã Bn Hồ) nên bộ máy quản lý mới, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác quản lý.
Tuy nhiên, với sự nỡ lực, đồn kết và chung sức của Đảng bộ và chính quyền huyện Krơng Búk, trong những năm qua tình hình tôn giáo dần đi vào ổn định, các hành vi vi phạm trong xây dựng các cơ sở thờ tự, truyền đạo, sắc phong, chia tách các giáo xứ, giáo hội đã có chiều hướng giảm. Số vụ khiếu kiện có liên quan đến cơng tác tôn giáo giảm cả về số vụ và mức độ phức tạp.
43
Đắk Lắk có thể rút ra một số kinh nghiệm đó là:
Thứ nhất, cần làm tốt công tác vận động quần chúng, quán triệt đầy đủ
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho các tầng lớp nhân dân trong đó đặc biệt là đồng bào có đạo để đồng bào hiểu rõ chủ trương tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước, sống tốt đời đẹp đạo, không vi phạm các quy định pháp luật của nhà nước.
Thứ hai, phải kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công tác tôn giáo
từ các xã, phường đến cấp huyện. Ưu tiên bố trí các cán bộ đã có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác QLNN về tơn giáo, cần chú trọng bố trí cán bộ cơ sở ở các xã, phường.
Thứ ba, linh hoạt, mềm dẻo trong công tác đấu tranh với các tôn giáo
lạ, các tà đạo, các đối tượng xấu gây chia rẽ cộng đồng trên địa bàn trên tinh thần vừa tuyên truyền, vừa vận động nhưng cũng cần kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện Trà Bồng – tỉnh Quảng Ngãi
Trà Bồng là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, có 10 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn. Dân số tồn huyện tính đến cuối năm 2013 là 34.481 người, trong đó có Kinh 18.870 người, Kor 14.521 người, Hre 519 người, Hoa 410 người, Mường 77 người, các dân tộc khác 84 người. Dân cư phân bố chưa đều, đa số người Kinh sống tập trung ở thị trấn Trà Xuân, xã Trà Phú và xã Trà Bình; còn người Kor và các dân tộc khác sống khắp các xã còn lại.
Hàng năm, thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền huyện đã tổ chức nhiều Hội nghị triển khai, qn triệt chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước cho các cơ quan có liên quan, cấp ủy, UBND các xã, thị trấn; đồng thời chỉ đạo cụ thể đến các ban, ngành, mặt trận, các hội đoàn thể để nắm vững,
44
phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân nhằm làm cho nhân dân hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Đảng.
Cùng với công tác quản lý tôn giáo, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện kết hợp đồng bộ chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục phù hợp với thực tiễn từng địa phương. Trong đó nổi bật là việc thực hiện các chương trình chính sách an sinh xã hội, chính sách về dân tộc, từng bước nâng cao kết cấu hạ tầng, chất lượng y tế, giáo dục, góp phần đáng kể cải thiện đời sống cho nhân dân; đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, chú tâm vào vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống. Đây là biện pháp thiết thực, nhằm từng bước khắc phục những biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo, phát huy những giá trị tích cực trong tơn giáo cùng tồn Đảng, tồn dân xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ở cấp cơ sở, cấp ủy, chính quyền, thường xuyên quán triệt cho đội ngũ cán bộ, công chức; đồng thời, lồng ghép vào các buổi họp thôn, tổ dân phố triển khai cho nhân dân cũng như chức sắc, tín đồ tôn giáo về chủ trương, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước.
Qua thực tiễn công tác tôn giáo tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, chúng ta rút ra một số kinh nghiệm quý báu trong QLNN đối với tơn giáo đó là:
Thứ nhất, cần triển khai sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật về tơn giáo cho cán bộ, nhân dân và tín đồ tơn giáo hiểu và thực hiện tốt.
Thứ hai, phát huy vai trò của người có uy tín, cốt cán cơ sở trong sự
nghiệp đổi mới; đẩy mạnh thực hiện tốt cơng tác vận động q̀n chúng tín đồ tơn giáo, cơng tác tranh thủ chức sắc; kết hợp đồng bộ chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế... để cải thiện, nâng cao đời sống vật
45 chất, tinh thần cho nhân dân.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp, thống nhất chỉ đạo hiệu quả giữa các
cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong việc quản lý, cũng như giải quyết các vấn đề nan giải, diễn biến phức tạp, các điểm nóng trong tơn giáo.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo có lập trường
chính trị vững vàng, phẩm chất trong sạch, đủ trình độ, năng lực và linh hoạt, mềm dẻo, kinh nghiệm thực tiễn trong việc vận động, cũng như xử lý các tình huống trong tơn giáo.
Thứ năm, có Ban Chỉ đạo về công tác tôn giáo để xây dựng phương
pháp quản lý, tổ chức điều hành, triển khai thực hiện và kiểm tra hiệu quả công tác tôn giáo.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
Huyện Đồng Xuân là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 50 km. Dân số toàn huyện 63.715 người, mật độ dân số 60 người/km². Hiện nay, trên địa bàn huyện có 03 tơn giáo đó là Phật giáo, Cơng giáo và Tin lành. Số lượng tín đồ của từng tơn giáo, cụ thể: Phật giáo chiếm số lượng đông nhất là 3.440 người; Công giáo 1.957 người; Tin Lành 709 người. Trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số là 376 người.
Trong những năm qua, tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cơ bản ổn định. Đạt được kết quả đáng kể đó, các cấp chính quyền huyện Đồng Xuân đã làm tốt những việc sau:
Thứ nhất, các cấp uỷ Đảng đã quán triệt đầy đủ và sâu sắc các quan
điểm của Đảng theo Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khố IX về cơng tác tơn giáo, các văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo và các chính sách cụ thể khác đối với tôn giáo.
Thứ hai, UBND huyện Đồng Xuân chỉ đạo các phòng ban chuyên môn
46
đoạn 2010 – 2014 và giai đoạn 2015 – 2020. Để thực hiện và hoàn thành chiến lược đó, hằng năm phòng Nội vụ đã chủ động phối hợp với các phòng, ban, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch cơng tác trong năm như: kế hoạch kiểm tra hành chính đạo, kiểm tra, rà sốt đất đai, kế hoạch thăm hỏi, chúc mừng… Bên cạnh đó, dựa trên kế hoạch cơng tác của Ban Tôn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên, UBND huyện Đồng Xuân đã chủ động, chỉ đạo các xã, thị trấn phối hợp thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã đề ra.
Thứ ba, chú trọng công tác tổ chức bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng Xuân. UBND huyện đã tổ chức mở lớp phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo cho cán bộ chủ chốt của huyện, của xã; tổ chức lớp tập huấn, quán triệt quan điểm, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước đến đội ngũ cán bộ chủ chốt và cơ sở.
Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giám sát tôn giáo trên địa bàn huyện Đồng
Xuân. Hàng năm, UBND huyện Đồng Xn đều có cơng văn yêu cầu các chức sắc, chức việc, cơ sở thờ tự tôn giáo đăng ký các chương trình hành đạo thường xuyên và đột xuất của các tôn giáo trong năm. Chương trình hoạt động phải nêu rõ: thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, mục đích của chương trình hoạt động. Những chương trình hoạt động đột xuất hoặc thay đổi về quy mô, địa điểm, thành phần tham dự như đăng ký của các tổ chức tơn giáo với chính quyền thì trước khi tổ chức UBND huyện đều yêu cầu phải có văn bản thơng báo và xin phép của chính quyền địa phương, việc đăng ký con dấu; làm con dấu mới; tách, lập, nhập họ đạo; phong chức sắc, phẩm hàm, điều chuyển chức sắc trung, cao cấp; các hội đồn tơn giáo đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và theo quy trình.