- Có văn bản hướng dẫn xử lý đối với việc xác định “địa điểm” hợp pháp, để làm “địa điểm” sinh hoạt tập trung của điểm nhóm. Cụ thể, khi tổ chức tơn giáo lấy danh nghĩa cá nhân hộ gia đình xin xây dựng Nhà kho phục vụ sản xuất kinh tế của gia đình, sau khi hoàn thành điểm nhóm làm đơn (thuê/mượn) địa điểm sinh hoạt tập trung và đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo theo Điều 6, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo.
- Các hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo mới ngày càng tăng và đẩy mạnh hoạt động dưới nhiều hình thức vì vậy đề nghị có văn bản chỉ đạo cụ thể về công tác quản lý đối với các hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo mới.
- Ban Tơn giáo Chính phủ tăng cường mở các lớp đào tạo chuyên sâu về tín ngưỡng, tơn giáo, cụ thể từng tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác tôn giáo ở địa phương.
- Tiến hành công tác điều tra Nhân khẩu học tôn giáo. Đây là một trong những cơ sở xã hội học và pháp lý để hồn thiện, bổ sung chính sách tôn giáo.
- Bộ Nội vụ cần ban hành thông tư quy định biên chế cán bộ công chức làm công tác tôn giáo ở cấp huyện, xã. Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng ban hành chính sách và tiêu chuẩn đối với cán bộ làm công tác tôn giáo để quy hoạch,
109 đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đạt hiệu quả cao.
- Bố trí kinh phí đặc thù cho công tác xây dựng và phát huy vai trò cốt cán trong tơn giáo, có chính sách cụ thể đối với cốt cán trong tôn giáo để thực hiện thống nhất trong cả nước.