Chủ thể và nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 42)

33

1.2.2.1. Chủ thể và đối tượng quản lý Chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý nhà nước về tơn giáo là các cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, các cá nhân, tổ chức được ủy quyền.

Theo Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương 2015 hiện nay quy định thì chủ thể tham gia quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay gồm:

Bảng 1.1. Chủ thể quản lý nhà nước và các cơ quan tham mưu về tôn giáo

Cấp quản lý

Cơ quan/chủ thể trực tiếp quản lý

Cơ quan/chủ thể trực tiếp tham mưu giúp việc

Trung ương Chính phủ Bộ Nội vụ (Ban Tơn giáo chính phủ)

Cấp tỉnh UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Sở Nội vụ (Ban Tơn giáo chính phủ)

Cấp huyện UBND quận, huyện, thành

phố, thị xã thuộc tỉnh Phòng Nội vụ Cấp xã UBND xã, phường, thị trấn Công chức Văn hóa

– xã hội

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hiện nay, ở cấp huyện, UBND quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là UBND huyện) là chủ thể quản lý trực tiếp tôn giáo trên địa bàn huyện. UBND huyện giao cho Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch UBND huyện trong việc QLNN về tôn giáo.

Đối tượng quản lý

Đối tượng của quản lý nhà nước về tôn giáo là hoạt động của nhà nước điều chỉnh, tác động đến các tơn giáo để cho những hoạt động đó diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.

34

Là người có niềm tin theo một tơn giáo nhất định và được tổ chức giáo hội thừa nhận. Tín đồ của các tơn giáo có sự thống nhất trên hai mặt: cơng dân và tín đồ. Về mặt cơng dân, phần lớn là nhân dân lao động, bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi như mọi công dân khác. Về mặt tín đồ, là người có niềm tin và tình cảm tơn giáo ở những mức độ khác nhau, họ có quyền lợi và nghĩa vụ do tổ chức giáo hội quy định. Mặt cơng dân và tín đồ thống nhất trong người công dân – tín đồ nhưng khơng đồng nhất, mặt công dân là số một, mặt tín đồ là số hai.

Chức sắc, Chức việc và Nhà tu hành

Chức sắc tôn giáo là tín đồ tơn giáo được tổ chức giáo hội đào tạo, tấn

phong, bổ nhiệm vào các chức vị thánh hoặc các chức vị thẩm quyền trong tổ chức tơn giáo. Chức sắc tơn giáo có sự thống nhất 3 mặt: cơng dân, hành đạo và đại diện. Về mặt công dân, bình đẳng trước pháp luật về nghĩa vụ và quyền lợi công dân như mọi công dân khác. Mặt hành đạo, có uy quyền khác nhau tùy theo phẩm trật, năng lực hành đạo và phẩm chất hành đạo. Mặt đại diện, ở những mức độ khác nhau trong sứ mệnh của Đấng tối cao hoặc Giáo chủ của từng tôn giáo. Đại diện ở những mức độ khác nhau cho tổ chức giáo hội trong quan hệ đối nội và trong quan hệ đạo – xã hội. Ba mặt nói trên thống nhất trong con người chức sắc, song không đồng nhất; mặt công dân là số một, các mặt khác là số hai.

Chức việc là tín đồ được giáo hội chỉ định hoặc tập thể tín đồ bầu vào

giữ các chức vị của tổ chức giáo hội cơ sở. Ngoài nghĩa vụ cơng dân, nghĩa vụ tín đồ, họ còn có chức vị thẩm quyền trong tổ chức giáo hội cơ sở.

Nhà tu hành là tín đồ tự nguyện, thực hiện thường xuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo.

Nơi thờ tự

35

sinh hoạt của các tôn giáo. Nơi thờ tự có sự thống nhất giữa: vật chất, sự tôn nghiêm, trụ sở và sinh hoạt tôn giáo.

Đồ dùng việc đạo

Đồ dùng việc đạo bao gồm kinh, sách, tượng, bài vị, tranh ảnh, cờ, đồ tế khí, mỡi đồ dùng có vai trò và vị trí khác nhau, sử dụng trong từng nghi lễ khác nhau trong sinh hoạt tơn giáo. Trong đó, kinh, sách, tượng, bài vị, đồ tế khí là quan trọng nhất.

Các cơ sở vật chất khác

Các cơ sở vật chất khác bao gồm khuôn viên khu thờ tự, nhà cửa, ruộng đất, cơ sở từ thiện, trường học... được các tổ chức tôn giáo sử dụng lâu dài và được pháp luật bảo hộ tính hợp pháp. Đó được coi là tài sản của các tôn giáo, của các giáo hội cơ sở, nơi thực hiện các chức năng như: lao động sản xuất, sinh hoạt tôn giáo, từ thiện.

Sinh hoạt tôn giáo

Sinh hoạt tôn giáo là phạm trù rất rộng, bao gồm nhiều mặt trong các tơn giáo. Nhìn chung mọi tơn giáo đều có hai đặc điểm chính là về chủ thể có các thể nhân tôn giáo thực hiện đơn lẻ như đọc kinh, cầu nguyện hay do tổ chức tôn giáo thực hiện như Ban hành giáo, Ban hộ tự, Ban chấp sự… Về diễn biến, các sinh hoạt tôn giáo tuân theo lề luật và lễ nghi nhất định như lễ thường, lễ trọng, các phép bí tích, các khóa hạ, giới đàn, bồi linh… Lề luật và lễ nghi của các tôn giáo chứa đựng trong các văn tự, nó chỉ thể hiện ra thành các hành vi có thể đo đếm được thơng qua các sinh hoạt tôn giáo.

1.2.2.2. Nội dung quản lý

Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước về tôn giáo

Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo đã được nhà nước quan tâm thực hiện và ngày càng hoàn thiện khung pháp lý. Ngày 18/11/2016, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật tín ngưỡng,

36

tơn giáo có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 thay thế cho Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo số 21/2004/UBTVQH11, ngày 18/6/2004 về tín ngưỡng, tơn giáo. Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo. Quyết định số 198/QĐ-BNV, ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tơn giáo Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo. Các văn bản Quy phạm pháp luật khác liên quan đến: Đất đai, Xây dựng, Cư trú, Giáo dục… khi giải quyết vấn đề cơ sở thờ tự, đất đai tôn giáo, in ấn, giáo dục, đào tạo chức sắc, nhà tu hành…

Điều 24, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo

3. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật.

Ngoài bản Hiến pháp thì các văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật nêu trên là cơ sở và công cụ pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và quyền tự do khơng theo tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân. Đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tơn giáo, tín ngưỡng. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trên còn đảm bảo được tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế (những điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia) về điều chỉnh quyền con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo.

37

Dựa trên cơ sở các chiến lược, kế hoạch quản lý nhà nước về tôn giáo, nhà nước đã xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để quản lý nhà nước về tôn giáo. Trong mỗi giai đoạn, pháp luật về tôn giáo đã kịp thời thể chế hố những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo. Nội dung pháp luật về tôn giáo khẳng định chính sách nhất qn tơn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của công dân; nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống lại sự nghiệp cách mạng. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước, pháp luật về tơn giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố sự đồn kết, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 và thể chế hoá những quan điểm của Đảng tại Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác tơn giáo, ngày 18/11/2016, Luật tín ngưỡng, tơn giáo ra đời. Sự kiện quan trọng này đánh một dấu mốc lịch sử trên con đường hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam.

Luật TNTG có hiệu lực thi hành đã xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong tôn giáo; tôn trọng và bảo đảm nguyên tắc những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo do các tôn giáo tự giải quyết theo Hiến chương, Điều lệ của các tôn giáo đã được nhà nước cơng nhận. Đồng thời xác định, Chính phủ Việt Nam tơn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập khi có sự khác nhau giữa quy định của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các điều ước đã được Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

38

Chính phủ thống nhất quản lý về tín ngưỡng, tơn giáo trong phạm vi cả nước. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo ở trung ương mà ở đây trực tiếp là Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo. Ban Tơn giáo Chính phủ - Cơ quan của Bộ Nội vụ có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ quản lý nhà nước về tôn giáo.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ (Bộ Công an, Bộ Tài Nguyên và Mơi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch…) và Ủy ban nhân dân các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo.

Đối với các đơn vị hành chính cấp tỉnh, Sở Nội vụ là cơ quan chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh, Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ có chức năng tham mưu cho Sở Nội vụ và UBND tỉnh về công tác quản lý tôn giáo. Đối với các huyện, thị xã, Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu cho UBND các huyện, thị xã. Ở các xã, phường, thị trấn có cán bộ chun trách về cơng tác tôn giáo.

Phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo

Phổ biến, giáo dục pháp luật có một vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, là nhiệm vụ không thể tách rời với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật cũng là khâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là phương tiện để truyền tải đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới tồn thể nhân dân, góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của người dân, ảnh hưởng lớn đến hành vi pháp lý và lối sống làm việc theo pháp luật của con người trong đời sống xã hội.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật càng quan trọng khi nó được áp dụng cho đồng bào các tín đồ tơn giáo - một bộ phận không nhỏ của dân tộc

39

Việt Nam (với số lượng hơn 20 triệu người), bao gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau nhưng chủ yếu là nông dân với điều kiện sống, trình độ dân trí thấp, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình, chống phá cách mạng.

Cùng với việc in ấn, biên soạn tài liệu tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo, việc thường xuyên tổ chức các hội nghị phổ biến pháp luật nhà nước về công tác tôn giáo, công tác tuyên truyền trực quan, giáo dục pháp luật cũng cần được quan tâm, thực hiện.

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo

Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức luôn là một trong những yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến hiệu quả của công tác quản lý, đặc biệt đối với vấn đề nhạy cảm như tôn giáo thì chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quyết định rất lớn đến công tác quản lý của nhà nước về lĩnh vực này.

Trong tình hình hiện nay, các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước, công tác tơn giáo vốn đã nhạy cảm, khó khăn, nay lại càng nhạy cảm và khó khăn hơn. Thực tế này đòi hỏi cán bộ làm cơng tác tơn giáo phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, khả năng tập hợp, vận động quần chúng và có trình độ am hiểu về tơn giáo, kinh nghiệm thực tiễn và nắm vững các quy định của pháp luật. Xuất phát từ điều đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng đến công tác tổ chức bộ máy cán bộ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chun mơn và trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, cơng chức làm công tác tôn giáo.

Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác tôn giáo phải thường xuyên và đặc biệt chú trọng cán bộ cơ sở, vì đây là đội ngũ trực tiếp nhất, thường xuyên có hoạt động giao tiếp, nắm tình hình tôn giáo tại địa phương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được được thực hiện bằng nhiều

40

hình thức như cung cấp tài liệu, tập huấn, tham gia các lớp học ngắn hạn, dài hạn về quản lý nhà nước nói chung và quản lý tơn giáo nói riêng; tổ chức các buổi học tập kinh nghiệm, những đợt đi thực tế tại các địa phương khác để tích lũy kinh nghiệm, nắm chắc kiến thức chuyên sâu, vững vàng.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo

Tôn giáo không chỉ thuần túy nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của các tín đồ tơn giáo mà còn liên quan đến các lĩnh vực đời sống xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi công dân trong đời sống xã hội đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Tôn giáo và tất cả các tôn giáo ở bất kỳ quốc gia nào cũng khơng thể đứng ngồi hệ thống pháp luật.

Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, trong hệ thống các nhiệm vụ trung tâm và giải pháp chủ yếu thứ năm, Đảng ta nhấn mạnh:

Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tơn giáo; có những chính sách đặc thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt đồn kết tơn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước.

Trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong phần xây dựng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)