Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy đội ngũ cốt cán cơ sở chống lợi dụng tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 105 - 107)

cốt cán cơ sở chống lợi dụng tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp

Để chống lợi dụng tơn giáo phá hoại chính sách đại đồn kết dân tộc trên địa bàn huyện, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo, nâng cao nhận thức, vai trị, trách nhiệm đối với cơng tác tơn giáo. Tăng cường công tác tun truyền về tơn giáo và đường lối, chính sách đúng đắn về tơn giáo của Đảng, Nhà nước, nhất là Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, ngày 30/12/2017, của Chính phủ, về “Quy định chi tiết

một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tơn giáo”, để cán bộ,

người dân và tổ chức, cá nhân theo tôn giáo hiểu, nâng cao nhận thức và chủ động thực hiện đúng.

106

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo, đẩy mạnh hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động theo hiến chương, điều lệ đã được Nhà nước công nhận và theo quy định của pháp luật. Xem xét, giải quyết thấu đáo các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy của người dân trên địa bàn, phân biệt sinh hoạt tôn giáo thuần túy và việc lợi dụng tôn giáo trong giải quyết các vụ, việc phức tạp để loại bỏ yếu tố chính trị cực đoan ra khỏi hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo.

Siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo. Lồng ghép nội dung, nhiệm vụ công tác tôn giáo với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đơng đồng bào tôn giáo ở địa phương. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, không để xảy ra hiện tượng “nhờn luật” ở cả phía chính quyền và giáo hội, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tơn giáo tuân thủ pháp luật và tham gia phong trào xây dựng, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Tập trung giải quyết có hiệu quả vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo. Các địa phương giải quyết dứt điểm các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai có liên quan đến tơn giáo kéo dài nhiều năm và đã có ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc. Hoàn thành quy hoạch đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tín ngưỡng, tơn giáo. Chủ động rà sốt, đánh giá và quan tâm giải quyết các nhu cầu chính đáng về sử dụng đất đai bởi cơ sở tôn giáo, tránh để các đối tượng cực đoan tạo cớ tụ tập tín đồ, tạo “điểm nóng”, tuyên truyền xuyên tạc, gây phức tạp về an ninh, trật tự. Đẩy mạnh công tác vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo nâng cao trách nhiệm xã hội trong tôn giáo. Các cấp chính quyền cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc,

107

đối thoại với chức sắc, chức việc, nhà tu hành để nắm tâm tư, nguyện vọng và kịp thời giải quyết các nhu cầu chính đáng, vấn đề phát sinh trong tơn giáo. Trân trọng, ghi nhận đóng góp của cá nhân, tổ chức tơn giáo để khích lệ họ nâng cao trách nhiệm công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật và các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Thông tin cho các tổ chức tôn giáo về hoạt động chống phá của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, lợi dụng niềm tin của đồng bào nhằm chia rẽ đồn kết tơn giáo, đồn kết dân tộc, ảnh hưởng tới an ninh chính trị để tín đồ các tơn giáo cảnh giác, không tin và nghe theo các luận điệu xun tạc, kích động, khơng tham gia các hoạt động trái pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)