Xu hướng tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk và huyện Ea Súp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 83)

Trong thời gian tới, với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đơng đảo các tín đồ tơn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục phát huy nội lực, truyền thống tốt đẹp, tin tưởng, phấn khởi, hăng say lao động sản xuất nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo làm cho bộ mặt ở các vùng đồng bào có đạo khơng ngừng đổi thay, phát triển, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao. Đồng bào có đạo cũng ln tiếp tục nêu cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước của các thế lực thù địch và phản

82

động; phòng, chống hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trong cộng đồng, giữ gìn tốt an ninh trật tự ở các khu dân cư.

Tuy nhiên, còn có những phần tử xấu, phản động Fulro trong các tôn giáo lợi dụng các vấn đề nổi cộm trong tôn giáo, trong quan hệ giữa chính quyền và nhân dân địa phương để kích động, gây rối, hậu thuẫn cho các phần tử chống đối ở trong nước và nước ngoài. Tình trạng chuyển nhượng, hiến tặng đất, mở rộng, cơi nới cơ sở thờ tự, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện trái pháp luật diễn ra ở nhiều địa phương. Các tôn giáo trái pháp luật: hoạt động in ấn, xuất bản, nhập từ nước ngoài và lưu hành kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trái phép vẫn diễn ra; hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái pháp luật tiếp tục diễn ra ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tại huyện Ea Súp, dự báo trong thời gian tới, hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn huyện sẽ có xu hướng tăng số lượng điểm nhóm sinh hoạt, số lượng tín đồ và cách thức tổ chức sinh hoạt; việc xuất hiện nhiều tụ điểm sinh hoạt tôn giáo tại các tiểu khu tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn về tình hình an ninh nơng thơn, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, cụ thể:

Thứ nhất, huyện Ea Súp địa bàn rộng, dân cư phân bố khơng tập trung,

trình độ dân trí khơng đều. Những năm gần đây tình trạng dân di cư tự do từ các địa phương khác đến sinh sống tại các Tiểu khu vẫn còn diễn ra phức tạp, kéo theo là các tơn giáo mang tính tự phát dẫn đến tiềm ẩn những nguy cơ gây mất an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội ở địa phương. Việc tụ tập đông người để sinh hoạt tôn giáo trái phép của một số tụ điểm người dân tộc H’Mơng tại các tiểu khu khơng có sự cho phép, kiểm tra giám sát của chính quyền địa phương (về thời gian, số lượng người tham gia, nội dung sinh hoạt…) dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, lơi kéo, kích động tuyên truyền

83

tổ chức phản động nhà nước “Đê ga”, tham gia vượt biên thực hiện âm mưu lâu dài chống phá Đảng, Nhà nước ta…

Thứ hai, từng bước các tổ chức tôn giáo tiếp tục được Nhà nước công

nhận tư cách pháp nhân và cấp đăng ký sinh hoạt thì sẽ tăng về tổ chức tơn giáo cơ sở.

Thứ ba, các thế lực phản động trong và ngồi nước sẽ lợi dụng chính

sách dân tộc, chính sách tơn giáo để kích động, lơi kéo một số đối tượng, một bộ phận nhân dân giảm lòng tin, có tư tưởng cực đoan nhất là các hệ phái tôn giáo chưa được công nhận hoặc cấp đăng ký sinh hoạt để chống lại Đảng, Nhà nước ta. Thông qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tơn giáo để lơi kéo tín đồ, làm giảm lịng tin trong việc triển khai, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào các tôn giáo.

Thứ tư, trước tình hình diễn biễn phức tạp của dịch Covid–19 tơn giáo

trên địa bàn huyện sẽ có nhiều thay đổi về cách thức sinh hoạt, cách thức tổ chức các ngày lễ.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)