Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo, dân tộc trên địa bàn huyện Ea Súp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 101 - 103)

bộ, công chức làm công tác tôn giáo, dân tộc trên địa bàn huyện Ea Súp

Từ những hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức thực hiện QLNN về tôn giáo, dân tộc trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập, lúng túng khi thực hiện nhiệm vụ và tham gia tư vấn, đối thoại, quan tâm những vấn đề liên quan tơn giáo. Để khắc phục tình trạng bất cập, phức tạp cũng như nâng cao hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn, đáp ứng u cầu đặt ra trong tình hình mới, đó là:

Thứ nhất, phải có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực, giỏi về chuyên môn,

nghiệp vụ, có kinh nghiệm, uy tín và có khả năng nắm bắt và xử lý tình huống tốt.

- Thực tế cho thấy, phần lớn các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ QLNN về tôn giáo hiện nay mới chỉ tập trung vào việc cung cấp tri thức về tơn giáo, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với tơn giáo; ít chú trọng đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm giải quyết những tình huống tơn giáo cụ thể. Hiện nay, có nhiều cán bộ có tri thức tơn giáo và

102

nắm vững pháp luật, chính sách nhưng lại khơng thành cơng trong q trình tiếp xúc, giải quyết các cơng việc thực tiễn.

- Trong tình hình mới, vấn đề nâng cao chất lượng bộ máy cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo, dân tộc để đáp ứng các yêu cầu trên mang tính quyết định cho việc QLNN về tơn giáo đạt hiệu quả cao. Chính quyền huyện cần có kế hoạch và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ QLNN về tôn giáo, dân tộc giỏi về chuyên môn, sâu về nghiệp vụ, nhiệt tình, năng động, bản lĩnh và nhạy bén trong giao tiếp, tư vấn, tham mưu, xử lý những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn.

- Đối với bản thân các cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo, dân tộc sau khi tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng: Phải có thái độ nghiêm túc, tham gia đầy đủ các buổi học, hịa mình vào khơng khí lớp học khi tranh luận, trao đổi, thảo luận, thực hành, rèn các kỹ năng cần thiết để khi về vận dụng tại địa bàn phụ trách hạn chế tối đa những sơ suất, lúng túng.

Ngồi ra, đội ngũ cán bộ QLNN về tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp cần phải được trang bị kiến thức pháp luật về giải quyết khiếu nại và quản lý đất đai trong tôn giáo.

Thứ hai, kiện tồn bộ máy làm cơng tác tôn giáo, dân tộc các cấp, đảm

bảo được cán bộ làm công tác tôn giáo, dân tộc phải là những người “có tâm,

có tầm” trong cơng tác QLNN về tơn giáo và xây dựng chính sách đặc thù đối

với những đối tượng này như: chế độ phụ cấp, chế độ chuyên biệt,…

Bên cạnh công tác kiện toàn bộ máy làm công tác tôn giáo các cấp, chính quyền huyện Ea Súp cần thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ cốt cán, người có uy tín trong các tơn giáo, làm nịng cốt trong lãnh đạo cũng như cơng tác vận động đồng bào có đạo. Đặc biệt chú trọng phát triển đảng viên là người có đạo. Trong lãnh đạo cũng như cơng tác vận động đồng bào có đạo thì việc xây dựng lực lượng cốt cán là một việc làm hết sức quan

103

trọng, cần thiết và phải được duy trì thường xuyên. Lực lượng cốt cán trong công tác tơn giáo trước hết là các đồng chí cán bộ, cơng chức, đảng viên là người có đạo, kế đó là những quần chúng là người có đạo có giác ngộ chính trị, có nhận thức, có trình độ nhất định, có tâm huyết với phong trào chung. Lực lượng này là chỡ dựa vững chắc cho cấp uỷ, chính quyền trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người có đạo để từ đó đề ra biện pháp đúng trong lãnh đạo cũng như trong cơng tác vận động đồng bào có đạo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)