Xu hướng tôn giáo ở Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 79 - 81)

Những năm qua, số lượng tín đồ các tơn giáo ở Tây Nguyên tăng nhanh theo tốc độ tăng dân số. Trong đó chủ yếu là Cơng giáo, Phật giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Đài với tổng số khoảng 2.301.884 tín đồ, chiếm 34,7% dân số, đó là chưa kể những người theo các tín ngưỡng truyền thống khác. [4]

Đến tháng 12/2020, số lượng tín đồ đạo Tin Lành ở 5 tỉnh Tây Nguyên là 529.410 người, trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số khoảng 511.450 người (Đắk Lắk: 186.000 tín đồ DTTS; Gia Lai: 152.690; Lâm Đồng: 88.000; Đăk Nơng: 76.050; Kon Tum: 17.710) chiếm 96,6% tổng số tín đồ đạo Tin Lành ở khu vực này.[6]

Trong những năm tới, tình hình an ninh chính trị Tây Nguyên còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp đó là: Lực lượng Fulro lưu vong và các tà đạo, “đạo lạ” trong nước tiếp tục tuyên truyền, kích động vấn đề nhân quyền, đất đai, đời sống tự do, tôn giáo…

Địa bàn và đối tượng truyền giáo của đạo Tin lành và Công giáo mở rộng sẽ xuất hiện nhiều tổ chức tơn giáo, các nhóm, hệ phái thâm nhập, lén lút đến hoạt động và xây dựng cơ sở trái phép, gây ảnh hưởng, lôi kéo quần chúng nhất là vùng sâu, vùng xa rất khó khăn cho cơng tác quản lý.

Với số lượng tín đồ tơn giáo chiếm 34,7% dân số và trên 2000 cơ sở, điểm nhóm có nhu cầu thành lập đơn vị tơn giáo cơ sở, đặt ra cho công tác quản lý Nhà nước về tơn giáo hết sức khó khăn và phức tạp.

80

Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã được Quốc hội thông qua tạo thuận lợi cho các tơn giáo sinh hoạt nhưng khó khăn cho cơng tác quản lý Nhà nước về tôn giáo ở cấp huyện và cơ sở vì khơng có phòng chun mơn, cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo.

Năm 2020 và các năm tiếp theo đặt ra nhiều nhiệm vụ khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. Nhiều nội dung mới cần phải điều chỉnh, ban hành phù hợp với quy định của Luật tín ngưỡng, tơn giáo.

Nhiều vấn đề bức xúc về sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa được giải quyết kịp thời, tình hình tranh chấp, khiếu kiện, về đất đai trong một bộ phận dân cư đồng bào dân tộc thiểu số; dân di cư ngoài kế hoạch kéo vào địa bàn… là thời cơ cho bọn phản động xen vào lợi dụng, kích động.

Q trình tồn cầu hóa và sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin đem lại nhiều sự thay đổi trong quá trình hội nhập và quan hệ quốc tế. Các nước sẽ ngày càng mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội. Điều đó tạo ra sự đan xen và hội nhập văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia dân tộc. Trong bối cảnh tồn cầu hố, các tơn giáo có cơ hội, điều kiện khách quan để thâm nhập và lan tỏa ra khắp thế giới. Trong xã hội tương lai sẽ khó có thể cưỡng lại sự cải đạo, bỏ tơn giáo này theo tôn giáo kia, hoặc cùng một lúc tin theo nhiều tôn giáo của người dân trước một “siêu thị tôn giáo” đa dạng và phong phú.

Cùng với quá trình dân chủ hoá xã hội, sự phát triển của tự do cá nhân trong xã hội mới, xu hướng thế tục hoá, dân tộc hoá và dân chủ hố trong các tơn giáo tiếp tục diễn ra mạnh mẽ, kể cả đối với những tổ chức tơn giáo có tổ chức chặt chẽ và giáo quyền mạnh mang tính tồn cầu như Vatican.

81

văn hoá của các dân tộc, tránh nguy cơ xung đột văn hố, các tổ chức tơn giáo sẽ còn chủ động dân tộc hoá quan điểm thần học, giáo lý và nghi thức sinh hoạt tôn giáo của mình. Để khẳng định tính dân tộc của tơn giáo, tránh các xu hướng vọng ngoại, các quốc gia dân tộc đều thơng qua các chính sách, pháp luật để điều tiết và dân tộc hoá các nội dung, nghi thức, phong cách diễn tả và thể hiện đức tin của các tơn giáo, thậm chí cả giáo lý, giáo luật của các tôn giáo.

Các tôn giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ khai thác xu thế tồn cầu hố những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin để đẩy mạnh các hoạt động truyền giáo và phát triển tín đồ trong quốc gia dân tộc, trong khu vực và trên phạm vi toàn thế giới. Trong đó, đáng chú ý là đạo Tin Lành, do được tổ chức tốt, đạo Tin lành truyền giáo quyết liệt và tích cực, sử dụng các phương tiện, phương pháp truyền giáo tiên tiến hiện đại, đã tỏ ra nổi bật so với Công giáo và các tôn giáo khác. Vì vậy, ở Việt Nam, đạo Tin Lành đã có sự phát triển nhanh chóng, gia tăng số lượng tín đồ một cách đột biến trong những năm gần đây, nhất là trong những vùng đô thị, khu công nghiệp, các vùng nông thôn hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)