Thực trạng tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 63)

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - chính trị, quốc phòng – an ninh của khu vực Tây Nguyên và cả nước. Trong đó, về tơn giáo có 4 tơn giáo lớn là Phật giáo, Công giáo, Cao đài và Tin lành. Tính đến tháng 4 năm 2021, tồn tỉnh có 609.593 tín đồ, chiếm khoảng 32% dân số; có 829 cơ sở và nhóm sinh hoạt tơn giáo (351 cơ sở chính thức, 478 nhóm sinh hoạt tập trung chưa chính thức), có 1.328 chức sắc, nam nữ tũ sĩ đang sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo. Về số tín đồ của đạo Cơng giáo là 217.026 tín đồ, Phật giáo có khoảng 193.488 tín đồ, Cao đài có 5.898 tín đồ và Tin lành có 193.189 tín đồ.[37]

Hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định và chủ động hợp tác với chính quyền trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo. Bên cạnh đó, các tổ chức tơn giáo ra sức thi đua lập thành tích, tổ chức hoạt động chào mừng các sự kiện trọng đại của tỉnh, kiện toàn tổ chức giáo hội, đào tạo, xây dựng cơ sở thờ tự, bổ nhiệm chức sắc theo đúng quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của các tín đồ tơn giáo trên địa bàn. Các chức sắc, tu sĩ, chức việc, tín đồ tơn giáo ln chấp hành đúng đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy hiệu quả đối với các phong trào ở địa phương, đặc biệt là công

56

tác từ thiện nhân đạo. Các sinh hoạt, lễ nghi tại cơ sở tôn giáo diễn ra theo nội dung đã đăng ký và được chính quyền chấp thuận.

2.2.1.1. Phật giáo

Hiện nay, trên địa bàn huyện Ea Súp có 04 tơn giáo chính đó là Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cao đài, với 33 điểm nhóm, 12.272 tín đồ.

Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào giữa thiên niên kỷ I-TCN, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế độ đẳng cấp rất nghiệt ngã và bất bình đẳng. Đạo Phật ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại và được coi là một trong những học thuyết xã hội chống lại sự bất công trong xã hội đương thời. Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tơn giáo hồ bình, hữu nghị, hợp tác. Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ơn hồ, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến. Đánh giá về công lao của Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã phát biểu trong buổi tiếp các đại biểu của Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam: “Trong quá khứ, Phật giáo Việt Nam đã gắn chặt với dân tộc trong sự

nghiệp dựng nước và giữ nước. Lịch sử đã xác nhận Phật giáo Việt Nam là một tôn giáo mà từ bản chất, bản sắc từ trong thực tiễn hoạt động của mình đã biểu hiện truyền thống yêu nước, gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với Tổ quốc”. [40]

Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, chủ yếu từ ngả Trung Quốc sang. Tuy nhiên, từ thế kỷ IV trở đi, các hoạt động truyền giáo của các chư tăng Ấn Độ giảm dần, và thay vào đó là các hoạt động truyền giáo đến từ Trung Quốc, với các phái thiền tông. Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến thời Ngô - Đinh - Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong

57

cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo và Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Đến cuối thế kỷ XVIII, vua Quang Trung cố gắng chấn hưng đạo Phật, chỉnh đốn xây chùa, nhưng vì mất sớm nên việc này khơng có nhiều kết quả.

Trước năm 1975, tại miền Nam, các tỉnh đã thành lập “Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Trong quá trình hành đạo, Giáo hội phật giáo Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc. Ngày 04/11/1981, Đại hội thống nhất Phật giáo đã diễn ra tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Đại hội đã thống nhất lấy tên là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, thông qua Hiến chương của Giáo hội. Giáo hội Phật giáo Việt Nam có hệ thống trường lớp đào tạo từ cấp cơ bản đến Đại học Phật giáo, có Viện nghiên cứu Phật học; ở các tỉnh, thành phố có tăng, ni, Phật tử đều thành lập Ban trị sự Phật giáo. Giáo hội duy trì mầu sắc và phương tiện tu hành của các sơn mơn. Chính điều này đã hỡ trợ cho hoạt động của Giáo hội và nhất là tạo ra sự “thống nhất trong đa dạng” của Phật giáo Việt Nam.

Trên địa bàn huyện Ea Súp, có 04 điểm, với 1.782 tín đồ (02 Niệm phật đường và 01 chùa đã được công nhận tư cách pháp nhân). Số chức sắc, chức việc đã được công nhận tư cách pháp nhân: Có 03 chức sắc (Đại đức), 15 chức việc. Diện tích đất tơn giáo: 0 m2; diện tích đất mượn để sinh hoạt tơn giáo: 13.442m2.

2.2.1.2. Tin lành

Đạo Tin lành ra đời ở Châu Âu vào thế kỷ XVI là một tất yếu lịch sử, được thúc đẩy bằng một loạt nguyên nhân về tơn giáo, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội. Trước hết là sự xuất hiện của giai cấp tư sản với những yêu cầu mới về chính trị, xã hội, tư tưởng tơn giáo. Từ thế kỷ XVII giai cấp tư sản ở châu Âu bước lên vũ đài chính trị, tự khẳng định mình bằng một loạt các cuộc cách mạng tư sản (cách mạng tư sản Anh - 1946, cách mạng tư sản Pháp -

58

1789). Nếu cuối thế kỷ XVII, mới có 70 triệu tín đồ thì cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có trên 200 triệu tín đồ. Đến nay, đạo Tin lành có khoảng trên 820 triệu tín đồ (tín hữu) với hàng ngàn tổ chức, tập trung ở châu Âu, chủ yếu Tây Âu và Bắc Âu.

Trên địa bàn có 24 điểm, với 7.908 tín đồ (06 điểm đã được cơng nhận tư cách pháp nhân); theo các hệ phái Tin lành Việt Nam (miền Nam), Truyền giảng phúc âm, Tin lành Liên hiệp truyền giáo, Liên Hữu Báp tít; sinh sống tập trung ở thị trấn Ea Súp, các xã Cư Kbang, xã Ea Rốk, xã Ia Rvê và xã Cư Mlan. Số chức sắc, chức việc đã được công nhận tư cách pháp nhân: có 04 chức sắc, 45 chức việc. Diện tích đất tơn giáo: 0 m2; diện tích đất mượn để sinh hoạt tơn giáo: 772m2.

2.2.1.3. Công giáo

Đạo Công giáo hay còn gọi là Thiên Chúa giáo là tôn giáo thuộc Kitô giáo. Đây là một trong những tơn giáo có số lượng tín đồ và giáo sĩ lớn nhất thế giới. Đạo Công giáo hình thành qua hai sự biến động:

Thứ nhất, sự ra đời của Kitô giáo gắn với cuộc đấu tranh chống Đế

quốc La Mã thế kỷ II-TCN. Sự ra đời của Kitô giáo là sự kế thừa, cải cách Do thái kết hợp với các tư tưởng triết học duy tâm, thần học Hy Lạp, La Mã cổ đại. Giữa thế kỷ XI, Giáo hội Công giáo xảy ra cuộc đại phân liệt lần thứ nhất hình thành hai tôn giáo xảy ra cuộc đại phân liệt lần thứ nhất hình thành hai tôn giáo riêng biệt độc lập với nhau: Cơng giáo và Chính thống giáo.

Thứ hai, lịch sử Giáo hội Công giáo thời kỳ cận đại được đánh dấu

bằng cuộc đại phân liệt lần thứ hai, một tôn giáo mới ra đời – đạo Tin lành vào đầu thế kỷ XVI.

Công giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm, từ các nguồn truyền giáo khác nhau ở Châu Âu đến, góp phần vào sự đa dạng văn hóa ở Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Công giáo lấy năm 1533 là thời mốc đánh dấu

59

việc truyền Cơng giáo vào Việt Nam. Năm 1659, Giáo hồng Alec-xăng-đrơ VII đã thành lập 2 Giáo phái đầu tiên ở Việt Nam và phong 2 người Pháp là Francois Pallu và Lambert de la Motte làm giám mục phụ trách truyền đạo ở Đơng Dương đánh dấu chính thức việc cơ cấu Cơng giáo được thiết lập ở Việt Nam.

Công giáo truyền sang Việt Nam, cùng nhiều nguồn khác đã làm thay đổi khá nhiều, hoặc tự làm chuyển đổi, hoặc đặt cơ sở cho việc tiếp nhận văn hóa, rộng hơn là văn minh phương Tây trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Điều đáng chú ý là những điều đó đang hiện diện phổ biến trong đời sống của người Việt Nam, bên cạnh văn hóa truyền thống in dấu Phật giáo như nhận xét: “Nói đến ảnh hưởng của văn hóa và tư tưởng phương Tây ở Việt Nam thì chắc chắn đạo Thiên Chúa là nhân tố đầu tiên trong sự ảnh hưởng này. Và như vậy, trong lịch sử, tơn giáo ln đóng vai trị là một trong những sứ giả đi đầu trong những cuộc viếng thăm, tiếp xúc, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc”. [33, tr 59]

Trên địa bàn có 06 điểm, với 2.414 tín đồ (01 điểm nhóm là Giáo họ Ea Lê đã được công nhận tư cách pháp nhân). Số chức sắc, chức việc đã được công nhận tư cách pháp nhân: Có 01 chức sắc (Linh mục), 06 chức việc. Diện tích đất tơn giáo: 0m2; diện tích đất mượn để sinh hoạt tôn giáo: 7.793m2.

2.2.1.4. Cao đài

Đạo Cao đài ra đời là một sản phẩm xã hội tất yếu ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Là biểu hiện sự phản ứng của nhân dân Nam Bộ trước chính sách vơ vét bóc lột kinh tế, áp bức về chính trị, nơ dịch về văn hóa của thực dân Pháp. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ “một nơi cao”, nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị. Cao Đài là một tơn giáo mới, có tính pha trộn rất nhiều các tơn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại.

60

Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.

Trên địa bàn có 01 điểm, với 168 tín đồ (01 điểm đã được cơng nhận tư cách pháp nhân). Số chức sắc, chức việc đã được công nhận tư cách pháp nhân: Có 15 chức việc. Diện tích đất tơn giáo: 0m2; diện tích đất mượn để sinh hoạt tôn giáo: 750m2.

Nhìn chung, các điểm nhóm tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp hoạt động thuần túy, chấp hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo; chưa phát hiện có dấu hiệu lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Tuy nhiên, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng các điểm nhóm tơn giáo để hoạt động trái phép, cơi nới cơ sở thờ tự, tán phát tài liệu và lôi kéo người tham gia tà đạo “Pháp ln cơng”, “Pháp mơn Diệu âm”; có thời điểm gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp tín đồ tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, giai đoạn 2016 -2020 (Đơn vị tính: Nghìn người) (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Stt Tơn giáo Năm/Tín đồ 2016 2017 2018 2019 2020 1 Phật giáo 1.275 1.432 1.503 1.279 1.782 2 Tin lành 4.504 5.066 6.798 8.119 7.908 3 Công giáo 1.452 1.513 1.386 1.437 2.414 4 Cao đài 152 152 168 168 168 Tổng cộng 7.383 8.163 9.855 11.003 12.272

61

2.2.1.5. Nhận xét thực trạng tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp Ưu điểm

Nhìn chung, các tôn giáo trên địa bàn huyện diễn ra theo đúng nội dung, chương trình sinh hoạt đã đăng ký với chính quyền địa phương. Đại đa số chức sắc, chức việc và tín đồ tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo trên địa bàn.

Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện nhận được sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự triển khai đồng bộ của các ngành, đơn vị và hệ thống chính trị trong tồn huyện. Hàng năm, UBND huyện và các xã, thị trấn đều xây dựng văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn; đồng thời, triển khai kế hoạch phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ làm công tác tôn giáo cơ sở và các chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn.

Huyện Ea Súp đã phối hợp chặt chẽ với Sở Nội vụ (Ban Tôn giáo) và các cơ quan cấp trên trong công tác Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn nhất là trong việc thống nhất giải quyết nhu cầu kịp thời của các tôn giáo nhờ đó đã làm ổn định cơ bản tình hình về sinh hoạt và tôn giáo trên địa bàn huyện. Vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm, đều tổ chức gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, các ban ngành liên quan với các tơn giáo, điểm nhóm tơn giáo được cơng nhận trên địa bàn huyện tạo mối quan hệ gần gũi, thiện chí giữa tơn giáo và chính quyền góp phần chuyển biến trong nhận thức của chức sắc, chức việc về việc chấp hành các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tơn giáo. Đồng bào có đạo trên địa bàn huyện nhận thức ngày được nâng cao hơn, nắm rõ hơn các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đối với tơn giáo, do đó ngày càng tự tin hòa nhập và xây dựng cuộc sống theo hướng “tốt đời đẹp đạo”.

62

Hạn chế

Công tác nắm bắt tình hình sinh hoạt tôn giáo ở một số địa bàn đặc biệt là tại các tiểu khu vùng sâu, vùng xa chưa kịp thời, xảy ra các trường hợp xây dựng, tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép. Thông tin báo cáo hai chiều giữa cấp huyện và cơ sở chưa thường xuyên, kịp thời dẫn đến một số trường hợp thiếu thông tin hoặc thơng tin bị chậm trễ, do đó việc phối hợp xử lý các sai phạm trong tôn giáo gặp khơng ít các khó khăn.

Cơng tác tun truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, công tác vận động quần chúng, tranh thủ chức sắc tại một số xã, thị trấn chưa ngang tầm với yêu cầu đặt ra; công tác tuyên truyền chủ yếu là phối hợp, lồng ghép, chưa chuyên sâu; chưa xây dựng kế hoạch hàng năm để triển khai thực hiện. Việc nhận thức về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta của một bộ phận bà con tín đồ còn hạn chế, chưa thật sự cởi mở khi tiếp xúc hay làm việc với cơ quan nhà nước, còn dè dặt, thận trọng. Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng cơi nới, sửa chữa nhà, xây dựng nhà có kiến trúc giống nhà nguyện, biến nhà dân thành cơ sở nhà nguyện là vấn đề nhạy cảm cần phải quan tâm xử lý. Bên cạnh đó chủ nghĩa ly khai FULRO “Tin lành đề gar” vẫn còn tồn tại trong một bộ phận quần

chúng có đạo.

Việc quản lý chương trình sinh hoạt của các tín đồ chưa chặt chẽ, một số tín đồ tại các địa bàn khác tập trung về các điểm nhóm tham gia sinh hoạt, những người đứng đầu các điểm nhóm chưa kịp thời báo cáo với chính quyền địa phương, làm ảnh hưởng đến cơng tác quản lý của địa phương. Hoạt động của các điểm nhóm chưa được đăng ký sinh hoạt vẫn diễn biến phức tạp.

Một số chức sắc, tín đồ không chấp hành đúng quy định, đã tự ý tập trung sinh hoạt theo từng nhóm nhỏ, truyền đạo trái phép đặc biệt là tại các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)