Lắk
Thứ nhất, QLNN về tôn giáo phải đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của công dân, bảo đảm cho các tôn giáo được diễn ra bình thường theo đúng quy định của pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; đồng thời, xử lý, ngăn chặn “đạo lạ” và các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định an ninh trật tự.
Thứ hai, QLNN về tôn giáo phải phát huy được những mặt tích cực của
96
cực của tơn giáo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, luôn cảnh giác trước những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo để chia rẽ khối đại đồn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định trật tự xã hội. Tuy nhiên, trong QLNN về tôn giáo cần phân biệt rõ giữa tôn giáo thuần túy với hành vi lợi dụng tôn giáo để đề ra những biện pháp quản lý phù hợp vì đây là vấn đề nhạy cảm và tương đối phức tạp.
Thứ ba, QLNN về tơn giáo phải thực hiện được mục tiêu đồn kết giữa
đồng bào lương – giáo, qua đó tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Thứ tư, QLNN về tôn giáo phải đảm bảo sự tăng cường vai trò của Nhà
nước trong việc điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong tơn giáo, từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển văn hóa – xã hội. Việc quản lý hướng tới mục tiêu mọi hoạt động liên quan đến vấn đề tôn giáo đều phải được Nhà nước quản lý, chịu sự điều hành của hệ thống pháp luật. Tơn giáo khơng thể nằm ngồi pháp luật cũng như hoạt động trái với các quy định pháp luật hiện hành.