Sự cần thiết quản lý nhà nước về tôn giáo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 32)

Thứ nhất, thực hiện chức năng quản lý nhà nước

Cùng với sự hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội thì tôn giáo cũng luôn tồn tại và phát triển. Từ thời xa xưa và cho đến tận bây giờ những giáo lý của các tơn giáo ln được các tín đồ coi đó là những điều đúng đắn, những điều đương nhiên buộc phải thực hiện và không được làm trái với những giáo lý đó. Sự ra đời và phát triển của các tơn giáo đã có những đóng góp tích cực trong đời sống tinh thần của một bộ phận không nhỏ người dân ở mọi quốc gia trên thế giới, tôn giáo là chỗ dựa tinh thần là nơi để họ mong ước, gửi gắm những điều tốt đẹp, những khát vọng của bản thân mà họ không tìm thấy trong cuộc sống thực tại, chính những giáo lý tốt đẹp đó của các tơn giáo đã góp phần xây dựng xã hội “hiền hòa” và ngày một tốt đẹp hơn. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng; khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà tơn giáo mang lại thì cũng tồn tại các mặt hạn chế, tiêu cực. Hội nhập quốc tế trong bối cảnh tồn cầu hóa đang là xu hướng tất yếu, có tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực xã hội. Quá trình toàn cầu hóa vừa là cơ hội để giao lưu văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo, vừa tạo ra sự đa dạng, phong phú của tín ngưỡng, tơn giáo. Trong bối cảnh đó, tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam đã và đang có nhiều chuyển biến. Tôn giáo ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường, một số người đã dựa vào tín ngưỡng, tơn giáo để hành nghề mê tín dị đoan, thương mại hóa hoạt động này. Mặt khác, các thế lực thù địch trong và ngoài nước hoạt động ngày càng ráo riết, chúng thường lợi dụng vào các vấn đề tơn giáo để gây mất đồn kết nội

30

bộ, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội... Chính vì vậy, tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo là yêu cầu cấp thiết và lâu dài.

Khoản 3, Điều 98, Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” [32]

Tôn giáo là một thực thể của xã hội, tồn tại lâu dài cùng với sự phát triển của xã hội. Quá trình tồn tại, phát triển của tơn giáo có ảnh hưởng khơng nhỏ đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Tôn giáo tồn tại vừa mang ưu điểm, như đáp ứng nhu cầu tinh thần con người, khuyên răn con người hướng thiện, đạo đức tơn giáo có nhiều điều phù hợp với cơng cuộc xây dựng xã hội mới…, nhưng vừa mang những hạn chế tiêu cực trong nhận thức về thế giới, con người, hay bị lợi dụng vào mục đích tiêu cực… Chính vì vậy, quản lý nhà nước đối với các hoạt động này là cần thiết, khách quan. Nhà nước cần thiết phải tiến hành các biện pháp định hướng, điều chỉnh và tác động đến hoạt động của đạo tôn giáo để phát huy ưu điểm, tính tích cực của tơn giáo trong cơng cuộc xây dựng xã hội mới và hạn chế tiêu cực do tôn giáo mang lại.

Thứ hai, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo

Mâu thuẫn giữa Nhà nước với tôn giáo là một tất yếu khách quan; bởi, Nhà nước Việt Nam là nhà nước thế tục, hình thái chủ thể của xã hội Việt Nam là duy vật - vô thần nhưng tôn giáo lại là sự kết hợp giữa duy tâm và thần luận. Đứng trên quan điểm hệ thống, các tôn giáo là tiểu hệ của hệ thống xã hội Việt Nam, các kết cấu thứ bậc trong tiểu hệ thống chỉ quyết định, quy định phương thức hoạt động của riêng nó. Việc các tiểu hệ thống phải thích ứng với chỉnh thể là hợp lý.

31

Q trình thích ứng có xảy ra mâu thuẫn đặc biệt là ở các vấn đề liên quan đến đất đai thờ tự, nơi sinh hoạt tôn giáo, hình thức sinh hoạt tôn giáo, yếu tố thẩm mỹ, đạo đức v.v.. Để giải quyết những mâu thuẫn này, rất cần có cơ quan quản lý nhà nước. [23]

Thứ ba, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước, những văn bản pháp luật đầu tiên đã phản ánh rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, như: Điều 10 Hiến pháp năm 1946 nhấn mạnh “Cơng dân Việt Nam có quyền: tự do ngơn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Sắc lệnh số 22/SL ngày

18/12/1946 ấn định các ngày tết, kỷ niệm lịch sử và tôn giáo; Sắc lệnh năm 1949 về thuế đất và hoa màu cho các tôn giáo; Nghị định số 315/TTg ngày 04/10/1953 về chính sách đối với tơn giáo... Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung các quy định về quyền con người; trong đó khẳng định rõ hơn việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân.

Điều 16, Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp

luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. [32]

Điều 24, Hiến pháp 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín

ngưỡng, tơn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tơn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tơn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo. Khơng ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tơn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để vi phạm pháp luật”. [32]

Cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013 về tín ngưỡng, tơn giáo, ngày 18/11/2016 kỳ họp thứ hai của Quốc hội khố XIV đã thơng qua Luật Tín ngưỡng, tơn giáo. Việc thông qua Luật TNTG 2016 và Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp

32

thi hành Luật TNTG đã tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc để đảm bảo tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo cho người dân. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định cụ thể hình phạt đối với tội “xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người khác”.

Nhìn vào hệ thống văn bản pháp lý nói trên, có thể thấy, Việt Nam đã và đang khơng ngừng nỡ lực hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người dân.

Thứ tư, xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay.

Hiện nay, một số chính quyền địa phương, cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tơn giáo. Trong quản lý có nơi chủ quan, nóng vội, giản đơn khi giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo dẫn tới vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân, làm giảm lòng tin trong một bộ phận q̀n chúng có đạo về chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước. Có nơi lại bng lỏng quản lý dẫn tới tơn giáo lấn lướt chính quyền, kỷ cương pháp luật không được nghiêm. Đồng thời, xuất phát từ chính yêu cầu cải cách hành chính nhà nước nói chung và quản lý hành chính nhà nước đối với tơn giáo nói riêng, đặt ra nhiều vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh các tôn giáo, về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với các tôn giáo và về bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo.

Như vậy, tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo không đồng nhất với việc hạn chế quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân. Thơng qua tăng cường quản lý nhà nước về tơn giáo, tơn giáo chính đáng, hợp pháp sẽ được Nhà nước bảo hộ, những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)