Bài học kinh nghiệm vận dụng vào địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 52)

47

Đắk Lắk

Trước hết, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác tôn giáo trên địa bàn huyện; nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, sự phối hợp giữa cơ quan chun mơn với các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong thực hiện công tác tôn giáo. Cần xác định, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Cán bộ, đảng viên phải hiểu biết đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương và cán bộ tham mưu thực hiện công tác tôn giáo.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, quan điểm

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác tơn giáo trong hệ thống chính trị tạo nên sự nhận thức thống nhất, hành động thống nhất; tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách, pháp luật về tơn giáo đến các chức sắc, chức việc và tín đồ tơn giáo để họ hiểu và tuân thủ. Đổi mới phương pháp, cách nghĩ, cách làm về cơng tác vận động q̀n chúng tín đồ có đạo; làm tốt cơng tác tranh thủ chức sắc, người có uy tín, cốt cán cơ sở trong vùng có đạo để vận động theo giới, đoàn thể hoặc vận động cá biệt, tuỳ theo từng vùng, từng dân tộc, từng tôn giáo. Phát huy tốt vai trò của các già làng, trưởng buôn. Kinh nghiệm cho thấy đây là một trong những giải pháp rất hữu hiệu mà công tác QLNN cần sử dụng một cách triệt để nhất là do đặc thù của huyện miền núi.

Thứ ba, coi trọng công tác phối hợp, xây dựng và tổ chức thực hiện các

quy chế phối hợp giữa chính quyền với Dân vận, MTTQ và các tổ chức đoàn thể; quy chế phối hợp giữa Cơng an với chính quyền trong việc đấu tranh, phòng ngừa những hành vi lợi dụng tôn giáo để làm việc trái pháp luật. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

48

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ làm cơng tác tơn giáo có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, nắm chắc chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, những quy định của pháp luật hiện hành và có khả năng xử lý các tình huống xảy ra tại cơ sở. Vì chỉ khi đội ngũ cán bộ làm công tác tơn giáo có chất lượng mới đảm bảo hiệu quả trong công tác quản lý vì đây là lĩnh vực khó lại tương đối nhạy cảm và rất dễ tạo dư luận xã hội. Muốn làm tốt điều này, cần coi đào tạo bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, yêu cầu các cá nhân, đơn vị thực thi nhiệm vụ phải tham gia đầy đủ.

Bên cạnh đó, với đặc thù của tơn giáo, ngồi việc nắm chắc những lý thuyết, văn bản hướng dẫn về hoạt động này thì đội ngũ cán bộ, công chức làm cơng tác tơn giáo phải có kiến thức thực tế, hiểu rõ những lễ nghi, giáo luật hay giáo lý của các tôn giáo. Vì nếu không hiểu rõ thì sẽ không thể xác định được đâu là những luận điệu, hành vi sai trái để từ đó đề xuất những biện pháp xử lý phù hợp. Điều này đòi hỏi cán bộ phải đi sâu đi sát vào thực tiễn, trực tiếp nắm thông tin tại cơ sở để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý.

Thứ tư, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở đặc biệt là ở các vùng có đồng

bào tơn giáo, phát huy vai trò hạt nhân đảng viên là người tham gia sinh hoạt tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động và đồn kết nhân dân trong vùng có đạo, mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền với tín đồ tơn giáo; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tôn giáo cấp huyện, cấp xã.

Thứ năm, thường xuyên thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát tình

hình hoạt động của các cơ sở tơn giáo; cần có sự kiểm sốt chặt chẽ đối với hoạt động của các điểm, nhóm tơn giáo mới xuất hiện nhằm đảm bảo an ninh trật tự và ổn định trong nhân dân.

Thứ sáu, đề cao nét đẹp văn hóa tinh thần, giá trị nhân văn từ tơn giáo,

49

đích cao cả, cái thiện mà tôn giáo hướng đến. Phát huy những nét đẹp văn hóa, đậm đà bản sắc vùng miền, để người dân sống hòa đồng, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, hăng hái tham gia các phong trào xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

50

Tiểu kết chương 1

Trong phần cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý quản lý nhà nước về tôn giáo học viên đã phân tích và làm rõ một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Bước đầu học viên đã phân tích và làm rõ một số khái niệm cơ bản liên quan đến tôn giáo: các khái niệm về tín ngưỡng, mê tín dị đoan, tơn giáo, tơn giáo, tín đồ và chức sắc tơn giáo, cơ sở tôn giáo và tổ chức tôn giáo, QLNN về tôn giáo là những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở khoa học quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài.

Học viên đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện QLNN về tơn giáo đó là nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước; giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và tôn giáo; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân; xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước về tôn giáo hiện nay.

Đồng thời, học viên cũng chỉ ra 05 yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tơn giáo đó là: sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác tơn giáo; sự hồn thiện của hệ thống pháp luật về tôn giáo; mức độ hoàn thiện tổ chức bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo; nhận thức của hệ thống chính trị về tầm quan trọng của công tác QLNN về tôn giáo và cuối cùng là sự phát triển kinh tế - xã hội, các vấn đề về hội nhập và xu thế vận động của các tôn giáo.

Tại phần cơ sở khoa học quản lý nhà nước về tôn giáo, học viên đã tập trung phân tích và chỉ rõ chủ thể, đối tượng và nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về tôn giáo: xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế, quản lý; tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo; phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo và cuối cùng là thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo.

51

Học viên đã nghiên cứu kinh nghiệm ở một số địa phương có những nét tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội với huyện Ea Súp, cụ thể như: huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk; huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi; huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên trong QLNN về tơn giáo qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong QLNN về tôn giáo.

52

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)