Nhận xét thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 79)

huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

2.2.3.1. Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2016 – 2020, quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp đạt được một số kết quả, cụ thể như sau:

Một là, tình hình an ninh trật tự, an ninh chính trị ở các xã, thị trấn đặc

biệt là ở các địa bàn có đơng đồng bào theo đạo cơ bản ổn định. Đại bộ phận tín đồ tơn giáo ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo. Các tôn giáo trên địa bàn luôn đồng hành cùng dân tộc, hành đạo theo pháp luật, tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo, làm từ thiện, nhân đạo xây dựng đời sống văn hóa,… góp

73

phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau xây dựng và phát triển quê hương giàu đẹp. Quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến tơn giáo trên địa bàn nhìn chung tích cực, khơng để xảy ra xung đột phức tạp, góp phần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa chính quyền với tổ chức tơn giáo.

Hai là, chính quyền các cấp tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban

ngành, đoàn thể kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, đấu tranh các hành vi sai trái, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo của Đảng ta để gây mất an ninh trật tự, ổn định chính trị trên địa bàn của một số thành phần, đối tượng xấu. Từng bước đưa các tôn giáo vào nề nếp, khuôn khổ, tạo điều kiện cho các chức sắc, tín đồ hành đạo theo đúng quy định của pháp luật.

Ba là, bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo thường xuyên được kiện

toàn; tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ngày càng vững vàng về năng lực chuyên môn, bản lĩnh chính trị, sáng tạo, linh hoạt hơn trong việc vận dụng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào giải quyết các vấn đề thực tiễn tại địa phương.

* Nguyên nhân của những kết quả:

- Trong những năm qua, UBND huyện Ea Súp đã tập trung chỉ đạo, triển khai quán triệt thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Đắk Lắk về công tác tôn giáo, nhất là Pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo; Luật Tín ngưỡng tơn giáo, Nghị định 162/2017/NĐ-CP... Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện, khắc phục những thiếu sót trong cơng tác quản lý, từng bước thống nhất giải quyết các vụ việc cụ thể liên quan đến tôn giáo theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Coi trọng công tác kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy định về sinh hoạt tôn giáo. Các lễ hội lớn của đạo Công giáo như: Lễ Noel, lễ Phục sinh… được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức sinh hoạt theo đúng quy định của pháp luật. Địa phương đặc biệt quan tâm công tác đảm bảo an

74

ninh trật tự cho lễ hội, không để xảy ra phức tạp về an ninh trật tự. Đấu tranh kiên quyết với các tà đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành và chính quyền các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động nhân dân không tham gia vào các tà đạo, tự nguyện giao nộp các tài liệu có nội dung mê tín dị đoan, các tài liệu liên quan đến các loại tà đạo kể trên cho cơ quan chức năng thu hồi và xử lý.

- Công tác tổ chức bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước cán bộ, công chức làm công tác tơn giáo trên địa bàn huyện tiếp tục được chính quyền các cấp quan tâm.

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế

- Trình tự thủ tục xin giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất vẫn còn bất cập, kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng của nhân dân, dẫn đến những hoạt động bộc phát, vi phạm pháp luật.

- Công tác truyên truyền vận động quần chúng đặc biệt là quần chúng là người có đạo ở một số tổ chức đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức tỷ lệ thu hút quần chúng tham gia sinh hoạt trong các tổ chức chưa cao; hiệu quả hoạt động của lực lượng cốt cán còn hạn chế. Nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động quần chúng nhất là quần chúng có đạo chưa sát với thực tế ở cơ sở, nên chưa tập hợp được nhiều quần chúng tham gia các phong trào ở địa phương. Còn một bộ phận tín đồ chưa mạnh dạn đấu tranh với các hành vi vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, nhất là những vấn đề liên quan đến TNTG.

- Công tác QLNN ở một số cơ sở chưa chặt chẽ. Việc triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ ở một số nơi vẫn còn có những hạn chế nhất định. Việc phát hiện, xử lý các hoạt động truyền đạo, tổ chức sinh hoạt tôn giáo trái phép chưa kịp thời.

- Cán bộ, công chức làm công tác QLNN trong lĩnh vực tơn giáo có nơi chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tôn giáo và vận động

75

quần chúng, chưa được đào tạo cơ bản, thiếu về nhận thức, kinh nghiệm thực tiễn.

- Hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tôn giáo chưa cao, nội dung còn mang tính chất hình thức, lồng ghép vào các buổi hội thảo tọa đàm, các đợt tập huấn ngắn ngày, hình thức chưa chuyên nghiệp, bên cạnh đó các chương trình học tập thực tiễn tại địa phương chưa được quan tâm đầu tư xây dựng.

- Ở một số cơ sở, việc thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo còn thiếu nghiêm túc, bộc lộ nhiều sơ hở, thiếu sót; điều này đã tác động đến tâm tư, tình cảm của đồng bào có đạo. Việc tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền của một số ngành, địa phương về công tác lãnh đạo, vận động đồng bào có đạo cũng như việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo còn chậm, chưa chính xác. Các phần tử xấu tiếp tục lợi dụng để kích động gây phức tạp về an ninh, trật tự nên đã làm hạn chế những nỗ lực trong công tác vận động đồng bào có đạo ở huyện Ea Súp.

* Nguyên nhân của hạn chế:

- Hệ thống văn bản pháp luật - hành lang pháp lý để tiến hành hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo chưa thật sự hồn thiện, vẫn còn có những bất cập trong thực tiễn khi áp dụng. Luật tín ngưỡng, tơn giáo mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 cũng cần phải sửa đổi, bổ sung cho sát với thực tiễn quản lý. Đối với vấn đề nhà đất về tôn giáo được quy định trong Luật đất đai 2013 nhưng khi vận dụng vào thực tiễn vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

- Việc nắm bắt tình hình, tư tưởng của tín đồ tôn giáo, tổ chức tập hợp và xây dựng phong trào quần chúng giáo dân có lúc còn chưa được MTTQ và các đồn thể coi trọng; cơng tác vận động chức sắc tuy đạt được một số kết quả, song chưa được coi trọng thường xun; kinh phí cho cơng tác vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc, tín đồ còn quá hạn hẹp. Chưa phát huy tốt vai

76

trò của các già làng, người có uy tín, cốt cán cơ sở. Trong thời gian qua, nhân tố quan trọng này chưa được chú ý một cách chủ động và thiếu tính chiến lược, chủ yếu khi sự việc xảy ra rồi mới nhờ đến sự hỡ trợ của người có uy tín, già làng tại địa phương.

- Bộ máy làm công tác tôn giáo của huyện chưa được định hình về mặt tổ chức, khơng bố trí cán bộ chun trách phụ trách công tác tôn giáo mà chủ yếu là kiêm nhiệm kéo theo sự thay đổi về nhân sự thường xuyên, thiếu chuyên mơn hóa lâu dài. Quyền hạn, nhiệm vụ, chức danh không được xác định rõ và tương xứng với công việc. Bộ máy của Phòng Nội vụ huyện hiện nay phải thực hiện theo lộ trình tinh giản biên chế khiến Phòng khó có thể bổ sung thêm nhân sự làm công tác tôn giáo trong tương lai, trong khi khối lượng và áp lực công việc ngày một tăng lên.

- Trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo của huyện còn có những hạn chế, một phần do những cán bộ, công chức không được đào tạo đúng chuyên ngành, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ, cơng chức phần lớn tuổi đời trẻ, điều động, luân chuyển thường xuyên nên còn có những khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ.

- Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tơn giáo còn có những bất cập, chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao cho.

77

Tiểu kết Chương 2

Trên cơ sở khoa học quản lý nhà nước về tôn giáo, ở chương 2 học viên tiếp tục đi vào nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề trọng tâm của đề tài.

Học viên đã giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên – xã hội như: thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu, thủy văn, sơng suối, đặc điểm dân cư và phát triển kinh tế - xã hội địa phương có ảnh hưởng và tác động đến quản lý về tôn giáo của huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk để qua đó để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp nói riêng.

Tại Chương 2 luận văn nghiên cứu thực trạng QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, cụ thể:

- Tổ chức thực hiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Tổ chức bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Quản lý hoạt động từ thiện, nhân đạo tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Chống lợi dụng tơn giáo để phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn huyện.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp. Từ đó, đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế cũng như nguyên nhân. Đây chính là những luận chứng cơ sở quan trọng cho việc xây dựng và đề xuất những giải pháp quản lý nhằm tiếp tục hồn thiện cơng tác

78 QLNN về tôn giáo trong thời gian tới.

79

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)