Đối với huyện Ea Súp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 109 - 114)

Thành lập Ban chỉ đạo tôn giáo cấp huyện để chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong thời gian tới.

110

Tiểu kết Chương 3

Tại chương 3, học viên đã đánh giá lại xu hướng hoạt động của tôn giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Súp nói riêng. Trình bày những quan điểm của Đảng về tôn giáo.

Trên cơ sở thực trạng tôn giáo và quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, tại Chương này, học viên đề xuất bảy giải pháp chính để hồn thiện QLNN về tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, đó là: - Tăng cường hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về tôn giáo, tăng cường thể chế văn bản pháp luật về tơn giáo.

- Thực thi chính sách về tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

- Tăng cường cơng tác tun truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tơn giáo cho đồng bào có đạo.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số có đạo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy đội ngũ cốt cán cơ sở chống lợi dụng tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

Cũng trong chương 3 học viên đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị của bản thân đối với Trung ương, đối với tỉnh Đắk Lắk và huyện Ea Súp nhằm mục tiêu hồn thiện QLNN về tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk hiện nay.

111

KẾT LUẬN

Trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn xác định cơng tác tơn giáo, trong đó nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tơn giáo là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo là chính sách nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta, được cụ thể hoá bằng pháp luật và bảo đảm trên thực tế. Vì vậy, tăng cường công tác QLNN về tôn giáo là nền tảng vững chắc góp phần thực hiện tốt chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước ta; hướng các hoạt động của tôn giáo vào khuôn khổ quy định của pháp luật; ngày càng tăng cường tốt hơn khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Luận văn “Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp,

tỉnh Đắk Lắk” đã nghiên cứu được những nội dung sau:

Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp đã đạt được một số kết quả đáng kể. Cấp ủy, chính quyền tiếp tục quan tâm, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về tôn giáo; Việc tổ chức thực thi pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ từ huyện đến cơ sở, siết chặt kỷ cương theo quy định pháp luật các hành vi vi phạm quy định nhà nước trong tôn giáo, đồng thời đảm bảo các nhu cầu tôn giáo hợp lý, chính đáng của đồng bào có đạo. Tăng cường quản lý các hoạt động từ thiện xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo; trong thời gian qua, các tổ chức tơn giáo, chức sắc, tín đồ các tơn giáo đã phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo… Có được những kết quả đó là do Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể đã có sự chuyển biến trong nhận thức đối với công tác tôn giáo đã vận dụng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về tơn giáo sát với tình hình thực tế của địa phương. Trên cơ sở vận dụng, thực hiện chính

112

sách tơn giáo và pháp luật Nhà nước đã tập trung tham mưu giải quyết từng bước, kịp thời, đúng chính sách, đúng quy định đối với nhiều nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo của đồng bào có đạo góp phần đảm bảo cho các tôn giáo hoạt động bình thường và ổn định.

Các chương trình phát triển KT-XH của huyện Ea Súp đã mang lại hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào có đạo được nâng lên rõ rệt; mối quan hệ giữa Nhà nước, chính quyền các cấp với tổ chức tơn giáo ngày càng gắn bó hơn, tạo sự đồng thuận cao và yên tâm, tin tưởng vào chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, ra sức lao động sản xuất góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp còn tồn tại một số hạn chế, chưa đáp ứng kịp yêu cầu, nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc tập trung hồn thiện QLNN về tơn giáo, từ vấn đề thể chế hóa đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tận dụng các yếu tố, điều kiện vật chất cho đến xây dựng bộ máy, phát triển đội ngũ cán bộ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vẫn là vấn đề luôn đặt ra với cả tính chất tình thế và lâu dài.

Từ việc khảo sát tồn diện về cơng tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp trong thời gian qua, tác giả đề xuất bảy giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện QLNN về tơn giáo cụ thể như sau:

- Tăng cường hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về tôn giáo, tăng cường thể chế văn bản pháp luật về tôn giáo.

- Thực thi chính sách về tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.

- Tăng cường cơng tác tun truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tơn giáo cho đồng bào có đạo.

113

- Kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số có đạo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, phát huy đội ngũ cốt cán cơ sở chống lợi dụng tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

- Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

Đồng thời, tác giả cũng có một số kiến nghị Trung ương, UBND tỉnh Đắk Lắk và huyện Ea Súp với tư cách là những việc làm, những điều kiện cụ thể có tính cấp thiết cần được đáp ứng kịp thời cho công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp hiện nay và trong thời gian tới.

Do nội dung của Luận văn là vấn đề không mới nhưng rất nhạy cảm, điều kiện tiếp xúc thực tế công tác tôn giáo còn hạn chế nên Luận văn có thể chưa phản ánh hết những bất cập trong cơng tác QLNN về lĩnh vực này. Vì vậy, vấn đề rút ra từ thực tiễn công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp trên đây của tác giả chỉ là những nhận định và giải pháp bước đầu, chắc chắn cịn khơng ít nội dung của Luận văn cần được bổ sung và hoàn thiện.

114

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)