Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 63 - 72)

huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

2.2.2.1. Tổ chức thực hiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác tôn giáo; Luật Tơn giáo tín ngưỡng 2016; Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành và các văn bản của tỉnh. Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tập trung chỉ đạo Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện, Phòng Nội vụ huyện, các ngành chức năng và UBND các xã, thị trấn tăng cường phổ biến các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo đến mọi tầng lớp nhân dân, tập trung ở các xã, thị trấn có đơng đồng bào theo đạo. Bên cạnh đó, thơng qua Ủy ban MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội, hướng dẫn tổ chức tơn giáo, các cơ sở tơn giáo, cơ sở tín ngưỡng thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước như: điều kiện, quy trình và thời hạn giải quyết đăng ký sinh hoạt tôn giáo, đăng ký tôn giáo, thời hạn công nhận là tổ chức tôn

64

giáo; tôn giáo tại cơ sở được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; phân loại các cơng trình tín ngưỡng, tơn giáo, cơng trình phụ trợ và các quy định về cấp phép xây dựng, sử dụng đất tôn giáo nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật về xây dựng. Hướng dẫn chính quyền các xã, thị trấn tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tổ chức các tôn giáo khi được cơ quan QLNN cho phép...

Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo với nhiều hình thức như: Tổ chức các hội nghị quán triệt, tuyên truyền, phổ biến từ huyện đến cơ sở; cử các đoàn cán bộ, cử cán bộ phụ trách tôn giáo từ huyện đến cơ sở tham gia các khố tập huấn về cơng tác tơn giáo do cấp trên tổ chức; phát miễn phí các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền về các văn bản liên quan đến công tác tác tôn giáo tại các hội nghị có liên quan cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước phụ trách công tác tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở. Chỉ đạo Đài Truyền thanh truyền hình huyện, Đài truyền thanh các xã, thị trấn xây dựng chuyên mục tuyên truyền tôn vinh các chức sắc, chức việc và đồng bào theo đạo có nhiều đóng góp trong cơng cuộc xây dựng và phát triển huyện nhà; phổ biến để các tầng lớp nhân dân, đồng bào có đạo biết, nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện các quy định pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Đầu năm 2020, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã chỉ đạo Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật, Phòng Tư pháp huyện tổ chức tuyên truyền lồng ghép các quy định của Nhà nước về TNTG như: Luật TNTG 2016, Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành và các văn bản của tỉnh trong các hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật tại các xã, thị trấn. Cùng với các các cơ quan QLNN về tôn giáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội trong các hội nghị chuyên đề đều lồng ghép phổ biến các quy định của

65 Nhà nước về TNTG.

Có thể nói, việc thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo nên chức sắc, chức việc, đồng bào theo đạo và nhân dân trên địa bàn huyện đã thấy được chính sách TNTG đúng đắn của Đảng và Nhà nước; mối quan hệ lương giáo được gắn kết, hoạt động TNTG diễn ra theo đúng quy định; tình hình an ninh, trật tự xã hội được bảo đảm.

Như vậy, tổ chức thực hiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về tơn giáo trên địa bàn và thường xuyên chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tơn giáo giúp đồng bào tơn giáo nhận thức sâu sắc hơn về quyền, trách nhiệm của mình, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng với công cuộc đổi mới đất nước, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân về quyền tự do TNTG.

2.2.2.2 Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp

Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản về các kế hoạch thực hiện các Chỉ thị về công tác tơn giáo trong tình hình mới; kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Luật tín ngưỡng tơn giáo và nắm bắt tình hình các điểm nhóm tơn giáo trên địa bàn huyện.

Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp.

Thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-29 diễn ra, UBND huyện đều giao cho Phòng Nội vụ chủ động xây dựng các văn bản, hướng dẫn UBND các xã, thị trấn, các tổ chức tôn giáo trên địa bàn vừa đảm bảo cơng tác phịng chống dịch vừa tổ chức sinh hoạt tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể: chỉ đạo triển khai thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, lãnh

66

đạo giáo hội các tơn giáo thực hiện tốt cơng tác phịng, chống dịch, đặc biệt là trong các thời điểm chuẩn bị diễn ra các lễ trọng của giáo hội như lễ Phục sinh của Công giáo, Tin lành; lễ Phật đản của Phật giáo; lễ Vu lan và trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Công văn số 678/UBND-NV ngày 06/5/2021 về việc tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2565 – DL.2021; Công văn số 738/UBND-NV ngày 14/5/2021 về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo; Cơng văn số 709/UBND-NV ngày 11/5/2021 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước và thực hiện chế độ báo cáo trong lĩnh vực tín ngưỡng, tơn giáo; Cơng văn số 1361/UBND-NV ngày 16/8/2021 về việc GHPGVN tổ chức lễ Vu lan báo hiếu năm 2021; Công văn số 38/UBND-NV ngày 19/4/2021 về tăng cường công tác đối với “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” và “Ân điển cứu rỗi”; Công văn số 39/UBND-NV ngày 19/4/2021 về việc hoạt động của “Câu lạc bộ Tình người”, Công văn số 55/UBND-NV ngày 01/6/2021 về việc công tác đối với “Pháp môn Diệu âm”; qua rà soát hoạt động của các tà đạo, đạo lạ nêu trên, kết quả trên địa bàn huyện có 03 người theo “Pháp môn Diệu âm”.

2.2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp

Bộ máy làm cơng tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo trên địa bàn được thực hiện hai cấp:

Đối với cấp huyện: Phân cơng 01 lãnh đạo UBND huyện; Phịng Nội vụ bố trí 01 lãnh đạo và 01 công chức phụ trách công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tơn giáo;

Đối với cấp xã: Phân cơng 01 đồng chí Phó Chủ tịch UBND và 01 cơng chức Văn hóa xã hội thuộc UBND xã, thị trấn phụ trách công tác tôn giáo.

67

Hiện nay, tất cả các xã đều khơng bố trí cán bộ chun trách làm công tác tôn giáo, nhưng với nhiệm vụ được phân công, cán bộ, công chức tham mưu công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp đã đạt được những kết quả tốt: công tác phối hợp với MTTQ, các đoàn thể nhân dân và các ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tôn giáo được đẩy mạnh, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về tơn giáo của các tín đồ, chức sắc tơn giáo và năng lực thực hiện công tác tôn giáo của đội ngũ cán bộ, công chức. Các cơ quan, bộ phận, cán bộ làm công tác tôn giáo đã làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền trong giải quyết các vấn đề, vụ việc liên quan đến tôn giáo, không để xảy ra “điểm nóng” về tơn giáo trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ở Ea Súp hiện nay còn thiếu và khơng được đào tạo chun mơn chính quy về QLNN đối với công tác tôn giáo mà chủ yếu được đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng, lớp tập huấn về công tác tơn giáo. Vì vậy, rất cần có sự đào tạo bài bản về cơng tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng tốt hơn yêu cầu trong tình hình mới.

2.2.2.4. Tổ chức bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp

- Cấp huyện: có 02 cơng chức phụ trách công tác tôn giáo, đạt 100% trình độ chuyên môn đại học, 50% trình độ lý luận chính trị Cao cấp, 50% trình độ lý luận chính trị là trung cấp; Số năm kinh nghiệm công tác tôn giáo bình quân là 3 năm.

- Cấp xã, thị trấn: Có 10 cán bộ không chuyên trách làm công tác tôn giáo; trình độ chuyên môn Đại học là 10/10, chiếm 100%; Trình độ lý luận chính trị Trung cấp là 7/10, chiếm 70%, Số năm kinh nghiệm công tác tôn giáo bình quân là 4,5 năm.

68

Hàng năm, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị huyện ln quan tâm đến cơng tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ.

UBND huyện đã cử cán bộ tham gia lớp lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tôn giáo cho cán bộ làm công tác tôn giáo cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh do Sở Nội vụ tỉnh với hợp với Ban Tơn giáo chính phủ tổ chức hàng năm. Tại các lớp tập huấn, cán bộ, công chức được quán triệt, phổ biến Luật tín ngưỡng, tơn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tơn giáo.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, UBND huyện tổ chức 05 lớp tập huấn triển khai Luật Tín ngưỡng, Tơn giáo và một số tài liệu hướng dẫn, giới thiệu Luật tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công tác tôn giáo thuộc UBND các xã, thị trấn và 145 Trưởng, phó các thơn, bn, tổ dân phố trên địa bàn huyện. Cử 05 đợt với 24 đồng chí đi tập huấn về cơng tác tơn giáo do Tỉnh, Trung ương tổ chức. Qua tập huấn, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác tôn giáo trên địa bàn huyện.

2.2.2.5. Quản lý hoạt động từ thiện, nhân đạo tôn giáo trên địa bàn huyện Ea Súp

Trong những năm qua, chính quyền huyện đã khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn giáo, chức sắc, chức việc tham gia các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện trên địa bàn đặc biệt là hướng về các vùng sâu, vùng xa. UBND huyện đã giao Phòng Nội vụ tham mưu, ban hành văn bản hướng dẫn UBND các xã, thị trấn và các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động từ thiện, nhân đạo theo đúng theo quy định pháp luật; chủ động phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức

69

đồn thể chính trị như: Hội chữ thập đỏ, Hội nơng dân, Hội khuyến học, Đồn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ… tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo từ các địa phương khác đến và các tổ chức tơn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ tơn giáo tại địa phương thực hiện hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện trên địa bàn.

Trong thời gian qua, các điểm nhóm tơn giáo đã kêu gọi các nhà hảo tâm, mạnh thường quân quyên góp ủng hộ để thực hiện các phong trào từ thiện, xã hội với các việc làm cụ thể như: may khẩu trang, mua dung dịch sát khuẩn chung tay phòng chống dịch Covid-19; tặng quà cho học sinh nghèo, tặng quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi; ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt và các hoạt động nấu cơm từ thiện tại các bệnh viện; tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân… Tiếp tục giữ vững và phát huy tinh thần đoàn kết, từ bi bác ai, yêu thương, sẻ chia của người Phật tử trong các tu học và từ thiện xã hội; vận động các đoàn từ thiện, các nhà hảo tâm, mạnh thường quân trong và ngồi tỉnh hỡ trợ đồng bào nghèo huyện Ea Súp. Duy trì nấu cơm tại bếp ăn từ thiện tại Bệnh viện đa khoa huyện Ea Súp vào ngày thứ 5 hàng tuần. Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các hoạt động từ thiện, nhân đạo của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn giáo, tổ chức tơn giáo trực thuộc phải bảo đảm cơng khai, minh bạch. Tài sản được qun góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thơng báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo và từ thiện xã hội. Đồng thời, nghiêm cấm việc lợi dụng danh nghĩa cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tơn giáo, tổ chức tơn giáo trực thuộc để quyên góp nhằm trục lợi hoặc sử dụng trái mục đích qun góp.

2.2.2.6. Chống lợi dụng tơn giáo để phá hoại chính sách đại đồn kết dân tộc trên địa bàn huyện

Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, dễ thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là lĩnh vực

70

dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Do đó, nhận diện và chủ động đấu tranh với hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Với chủ trương “tơn trọng tự do tín ngưỡng, tơn giáo” của Đảng và

Nhà nước Việt Nam, thời gian qua, trên địa bàn huyện tình hình tơn giáo ổn định, đời sống tơn giáo có những biến đổi sâu sắc cả về số lượng lẫn phạm vi hoạt động, quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo được tơn trọng, bảo đảm.

Chính quyền các cấp tập trung công tác tuyên truyền, hướng dẫn đồng bào có đạo phát huy tinh thần yêu nước, tự giác phối hợp và đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, bọn phản động lợi dụng vấn đề tôn giáo phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước được thực hiện thường xuyên. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở tập trung tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc và vùng đồng bào có đạo nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; nâng cao cảnh giác, không tin, không nghe, không làm theo những luận điệu xuyên tạc, lôi kéo của các thế lực thù địch.

Tăng cường quản lý sinh hoạt tôn giáo bằng pháp luật, vừa đấu tranh ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định nhà nước trong tôn giáo, vừa đảm bảo các nhu cầu tơn giáo chính đáng của bà con theo tơn giáo. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đối với cơng tác tun truyền, vận động tín đồ tơn giáo, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững quốc phòng,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện ea súp, tỉnh đắk lắk (Trang 63 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)