sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổngnguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), và có doanh thu năm khơng quá 20 tỷ đồng” cụ thể như sau:
Bảng 1.4. Phân loại DNNVV tại Việt NamQuy mô Quy mô
Khu vực
DN siêu
nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 Tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người
II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 Tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người
III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 Tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người
Như vậy, ở Việt Nam việc phân loại DNNVV dựa trên tiêu chí định lượng.
Trong đó, tiêu chí nguồn vốn là ưu tiên hàng đầu.
1.2.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV chiếm đại đa số trong tổng số DN tại các quốc gia và đóng góp lớn vào việc thực hiện các chính sách về kinh tế - xã hội. Hoạt động của DNNVV luôn gắn liền với thể chế chính sách và trình độ phát triển của quốc gia đó. Những đặc điểm đó là:
1.2.2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, linh hoạt, dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường.
Đây là một trong những đặc điểm ưu việt của DNNVV. DNNVV chủ yếu
hoạt động trong các lĩnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho xã hội. Với mặt hàng phong phú đa dạng, thỏa mãnđược nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất
kinh doanh của các DN lớn đã giúp cho các DNNVV dễ dàng chiếm được thị
trường. DNNVV luôn phải hướng đến thị hiếu của người tiêu dùng, vì vậy có thể nói đây là lực lượng phản ánh tín hiệu của thị trường chính xác nhất.
1.2.2.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đã chú trọng đổi mới cơng nghệ, nhưng cịn tương đối lạc hậu, khơng đồng bộ và trìnhđộ quảnlý cịn yếu kém.
Cơng nghệ tốt giúp DN tăng năng suất lao động, sản xuất ra được các sản
phẩm với mức chất lượng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và giảm bớt chi phí sản xuất, nhờ đó tăng năng lực cạnh tranh. Ngược lại, công nghệ lạc hậu và chậm đổi mới làm hạn chế khả năng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, hạn chế năng suất và sản lượng, chất lượng sản phẩm, làm tăng chi phí sản xuất, thậm chíảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường, đồng thời làm hạn chế năng lực cạnh tranh
của DN.
Trình độ và năng lực của đội ngũ quản lý DN là một trong những nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Nhiều chủ DN khơng nhận thức được tầm quan trọng của công cuộc đổi mới công nghệ, hoặc nhận thức được nhưng không đủ nỗ lực và nhạy bén để thực hiện. Qua khảo sát, phần lớn chủ các DNNVV không được
qua các trường lớp đào tạo chính quy, điều này phần nào hạn chế tầm nhìn chiến
lược phát triển lâu dài cho DN. Trình độ và năng lực của đội ngũ quản lý DNNVV
hiện đang là một vấn đề được các nước rất quan tâm và chú trọngcải thiện.
1.2.2.3 Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Các DNNVV chủ yếu là các DN tư nhân (chiếm khoảng 80%) do đặc điểm về quy mô vốn và số lượng lao động. Điều này tạo khó khăn cho việc quản lý các DNNVV. Nhất là đối với các DN tư nhân hoạt động linh hoạt nhưng kém hiệu quả.
Các DNtư nhân thường khi thành lập và trong quá trình hoạt động chưacó một tầm nhìn chiến lược choDN của mình. Trong khi vận hành sản xuất kinh doanh, khi có một biến cố xảy ra thì khơng có kinh nghiệm chống đỡ hoặc không đủ khả năng chống đỡ, dẫn đến thua lỗ hoặc nặng hơn là phá sản. Việc quản lý các DN tư nhân cũng rất khó khăn. Nhiều DN cịn cố tình làm ăn phi pháp, cố tình trốn thuế và
khơng thực hiện đúng chế độ kế tốn thống kê. Để quản lý tốt các DNNVV, đòi hỏi một sự theo dõi sát sao và thực sự có hiệu quả. Như vậy mới có thể mới kiểm sốt
được hoạt động của loại hình DN này.
1.2.2.4 Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần giải quyết hiệu quả vấn đề lao động và việc làm, nhưng phần lớn đội ngũ lao động còn yếu kém.
Khác với các DN và các tập đoàn kinh tế lớn, đội ngũ lao động của DNNVV có trình độ khá đa dạng. Từ lao động thủ cơng, lao động có tay nghề đến lao động
có trình độ cao đều có cơ hội làm việc tại các DNNVV, trong đó phần lớn là lao động với trình độ thấp. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng lao động tại các DN này thường không hiệu quả.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc chất lượng lao động tại các DNNVV còn
thấp là do đặc thù ngành nghề của DN. Như đã nói ở trên, các DNNVV chủ yếu
cung cấp các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu cho xã hội, trong đó chủ yếu là các sản phầm tiêu dùng và các sản phẩm truyền thống. .
1.2.2.5 Kinh nghiệm hoạt động cịn chưa nhiều
Khơng kể các DNNVV của nhà nước đã thành lập lâu đời và hoạt động ổn
định, phần lớn các DNNVV là các DN tư nhân được thành lập trong hoặc sau thời
kỳ mở cửa nền kinh tế hoặc là các DN Nhà nước vừa được tách ra. Với những
DNNVV thành lập lâu mà hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, có hiệu quả, họ sẽ dần dần mở rộng nguồn vốn của mình và đứng vào hàng ngũ những DN lớn. Như vậy, kinh nghiệm hoạt động của loại hình DN này chưa nhiều. Với số vốn ít và bề dày kinh nghiệm hạn chế, các DNNVV gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, chống đỡ với những thay đổi trong quá trình hoạt động của mình.
1.2.3. Vai trị của doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt như hiện nay, các nước đều chú ý hỗ trợ phát triển DNNVV nhằm
huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho công nghiệp phát triển, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Vai trò của các DNNVV đã được khẳng định thể hiện trên cơ
sở các quan điểm chủ yếu sau:
- Số lượng các DNNVV chiếm ưu thế tuyệt đối, hiện nay ở nước ta DNNVV chiếm khoảng trên 97% (theo nghịquyết số 22/NQ-CP ngày 05/05/2010);
- DNNVV có mặt trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế. DNNVV luôn là một bộ phận hữu cơ gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, có tác dụng hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn phát triển.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, sự phát triển của các DNNVV góp phần quan trọng trong việc giải quyết những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Vai trò của các DNNVV đãđược khẳng định ở một số mặtsau:
+ DNNVV cung cấp một khối lượng lớn, đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hóa, dịch vụ góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, DNNVV còn là nơi tạo ra nhiều việc làm với chi phí đầu tư thấp, thu hút lao
động, giảm thất nghiệp.
+ DNNVV tạo ra nguồn thu nhập ổn định, thường xuyên cho dân cư, góp phần giảm bớt chênh lệch về thu nhập cho các bộ phận dân cư, tạo ra sự phát triển tương đối
đồng đều giữa các vùng miền và cải thiện mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế khác
nhau. Khả năng sản xuất phân tán, sử dụng lao động tại chỗvừa tạo việc làm, vừa tạo
nguồn thu nhập ổn định cho dân cư trong các vùng, góp phần quan trọng trong việc giảm bớt khoảng cách thu nhập và mức sống giữa các vùng miền.
Đối với Việt Nam, vai trò của DNNVV lại càng quan trọng, do những đặc
điểm, tình hình và bối cảnh phát triển kinh tế nước ta chi phối. Là một nước có trình độ phát triển kinh tế thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cơ sở vật
chất kỹ thuật lạc hậu, trình độ tổ chức sản xuất, quản trị điều hành còn hạn chế,
năng suất lao động thấp, tình trạng thất nghiệp cao, khoảng cách chênh lệch về mức
sống giữa thành thị và nông thôn cũng như chênh lệch giữa các vùng Bắc, Trung, Nam rất lớn...để thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, rất cần sự phát triển vượt bậc của các DNNVV.
1.3. PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀVỪA TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VỪA TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Khái niệm phát triển, phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.1.1 Khái niệm phát triển
Phát triển là khái niệm dùng đểkhái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từthấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từkém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Khái niệm phát triển được hiểu một cách đơn giản nhất là việc làm cho tăng
cảchiều sâu và chiều rộng. Tuy nhiên, tùy theo từng đối tượng khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau thì khái niệm phát triển sẽ khác nhau. Chính vì vậy, xét trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển tín dụng về chiều rộng có thể hiểu là việc tăng tỷ trọng các khoản cho vay doanh nghiệp trong tài sản của NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng vềquy mô các khoản vay.
1.3.1.2 Khái niệm phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏvà vừa
Phát triển tín dụng đối với các DVNVV của NHTM là tăng quy mô cho vay
trên cơ sở kiểm soát rủi ro và đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp với mục tiêu và
chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ.
Như vậy, việc phát triển tín dụng của ngân hàng là tăng quy mô cho vay, xét cho cùng là tăng tổng dư nợ vay của khách hàng thông qua tăng số lượng khách
hàng hoặc/và tăng mức dư nợ vay bình quân trên mỗi khách hàng. Tuy nhiên, tùy theo chiến lược từng thời kỳ của ngân hàng mà có thể đánh đổi giữa việc tăng quy mô cho vay và chấp nhận rủi ro hoặc giảm lợi nhuận mong muốn nhằm đạt được mục tiêu chính của ngân hàng.
1.3.2. Nội dung phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.3.2.1Tăng trưởngquy mơ tín dụng (cho vay)
Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với DNNVV: Chỉ tiêu dư nợ phản ánh lượng vốn vay mà khách hàng đang còn nợ Ngân hàng tại một thời điểm cụ thể. Việc mở rộng quy mô cho vay thể hiện qua việc đánh giá tăng trưởng dư nợ thơng qua phân tích các khía cạnh như: dư nợ theo thời hạn, theo các thành phần kinh tế, theo
phương thức cho vay…Nếu chỉ tiêu này tăng cho thấy hoạt động mở rộng cho vay
của ngân hàng đối với khách hàng ngày càng lớn.
1.3.2.2Gia tăng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa
Gia tăngsố lượng DNNVV vay vốn: Chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng DNNVV của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng trong thời gian qua và thị phần của ngân hàng đượcphát triểnhay không. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh gay gắt về mọi mặt thu hút khách hàng.
1.3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm và cơ cấu cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
-Đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn của khách hàng.
- Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, NHTM cần phải
thực hiện đa dạng hóa sản phẩm cho vay.
1.3.2.4Gia tăng thị phần cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay với sự gia tăng của hệ thống các ngân hàng thương mại dẫn đến sự cạnh tranh khá gay gắt, vì vậy vấn đề
gia tăng thị phần khách hàng là nội dung quan trọng trong đánh gái sự phát triển tín
dụng của ngân hàng. Các ngân hàng phải tìm các giải pháp hữu hiệu để giữ khách hàng thân thuộc, phát triển khách hàng tiềm năng.
1.3.2.5 Gia tăng hiệu quả kinh doanh dịch vụ tín dụng ngân hàng
Phát triển dịch vụ tín dụng ngân hàng đối với DNNVV là hết sứccần thiết nhằm mở rộng thị phần, mở rộng qui mô...nhưng trên tất cả là hiệu quả mang lại. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng có thể là lợi nhuận, thu nhập hoặc gia tăng giá trị của
ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh...và nâng cao chất lượng dịch vụ.
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng doanh nghiệp thể hiện sự đánh giá cả trên phương diện tăng trưởng quy mô cho vay qua các năm, đa dạng hóa sản phẩm cho vay, gia tăng thu nhập cho vay DNNVV và kiểm soát rủi ro cho vay.
1.3.3.1 Các tiêu chí phản ánh tăng trưởng quy mơ cho vay
Để đánh giá phát triển tín dụng ta phải nhìn nhận và xem xét một cách toàn diện trên các mặt sau:
- Về tốc độ tăng trưởng dư nợ vay: một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng dư
nợ vay càng lớn thì uy tín và vị thế của nó càng được khẳng định trên thị trường. Tốc độ tăng trưởng dư nợ vay càng lớn thể hiện việc cho vay nhiều hơn, hạn mức
cho vay càng hơn, tỷ lệ cho vay tăng lên.
Dư nợcho vay kỳnày
Tốc độ tăng dư nợcho vay x100
Dư nợ cho vay kỳ trước
- Về tốc độ tăng số lượng khách hàng: Số lượng khách hàng ngày càng nhiều
thể hiện việc phát triển phạm vi và đối tượng khách hàng; số lượng khách hàng đến quan hệ ngày càng nhiều hơn.
Tốc độ Số lượng KH kỳ này - Số lượng KH kỳ trước
Tăng số =
lượng KH Số lượng KH kỳ trước
- Về thị phần cho vay DNNVV: nếu thị phần này ngày càng lớn thì tỷ trọng
cho vay DNNVV trên tổng dư nợ của chi nhánh ngày càng cao.
1.3.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh đa dạng hóasản phẩm cho vay
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay bắt buộc các ngân hàng phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để phát triển tín dụng.
Chỉ tiêu dư nợ cho vay theo phương thức, loại hình cho vayđánh giá số lượng
và chất lượng các sản phẩm cho vay của ngân hàng. Một ngân hàng đa dạng hóa được sản phẩm cho vay sẽ có khả năngcạnh tranh và phát triển hoạt động cho vay của mình.
Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng.
1.3.3.3 Các chỉ tiêu cho vay phản ánh hiệu quả và thu nhập
Trong bất kỳ hoạt động nào của mình, các NHTM ln quan tâm đến các
khoản thu nhập mà ngân hàng thu được từ các hoạt động kinh doanh ấy.
Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động cho vay DN cho thấy biến động thu nhập của ngân hàng từ hoạt động cho vay doanh nghiệp qua các năm và đánh giá mức độ
đóng góp của hoạt động này vào tổng thu nhập của ngân hàng. Do vậy, phân tích
thu nhập hoạt động cho vay doanh nghiệp giúp ngân hàng đánh giá toàn diện hơn hoạt động cho vay doanh nghiệp.
1.3.3.4 Chỉ tiêu chất lượng cho vay
Sự phát triển tín dụng về chất lượng được phản ánh qua tiêu chí như: chất