PHẦN I : MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.3. Thực trạng phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa theo cơ cấu
cấu dư nợ
2.2.3.1 Thực trạng phát triển tín dụng đối với DNNVV theo thời hạn vay
Dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn đều tăng qua các năm và dư nợ ngắn
hạn vẫn giữ vị trí chủ đạo. Tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn qua các năm đều đạt trên 62% tổng dư nợ, tuy nhiên tỷ trọng trên tổng dư nợ thì có xu hướng giảm nhẹ do dư nợ trung dài hạn có tốc độ gia tăng hơn.
Qua Bảng 2.5 ta thấy, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đã có sự tăng trưởng về quy mơ, tạo điều kiện cho các DNVVN có điều kiện tham gia vào các dự án lớn và có vịng quay vốn lâu dài. Mặt khác hạn mức của mỗi khoản vay trung dài hạn
thường lớn, cho thấy số lượng các DNVVN được cấp tín dụng trung dài hạn cịn ít,
cụ thể:
Dư nợ ngắn hạn năm 2016 đạt 159.687 triệu đồng tăng 49.245 triệu đồng (tăng 44,59%) so với năm 2015; năm 2017đạt 215.376 triệu đồng tăng 55.689 triệu đồng (tăng 34,87%) so với năm 2016.
Bảng 2.5. Dư nợ theo kỳ hạn tại ACB Quảng Bình
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng ACBQuảng Bình năm 2015-2017)
Về mặt tỷ trọng có thể thấy quy mơ tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ rất lớn so với quy mơ tín dụng trung và dài hạn, song có xu hướng giảm dần: từ 65,8% năm 2015 xuống 62,1% năm 2017. Tổng dư nợ trung và dài hạn đã được cải thiện. Đặc
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
DNBQ 167.844 100 246.164 100 346.654 100 78.320 46,66 100.490 40,82
Ngắn
hạn 110.442 65,8 159.687 64,9 215.376 62,1 49.245 44,59 55.689 34,87 Trung,
dài hạn 57.403 34,2 86.477 35,1 131.278 37,9 29.074 50,65 44.801 51,81
biệt là dư nợ trung dài hạn từ 57.403 triệu đồng năm 2015 (chiếm 34,20%) tăng lên 131.278 triệu đồng (chiếm 37,87%). Tín dụng trung dài hạn chủ yếu tập trung vào các DN lớn, các cơng ty có năng lực tài chính, có nguồn vốn lớn, giá trị tài sản đảm bảo lớn.
2.2.3.2 Thực trạng phát triển tín dụngDNNVV theo loại hình doanh nghiệp
Trong cơ cấu dư nợ đối với DNNVV xét theo loại hình doanh nghiệp từ năm
2015 – 2017 của ACB Quảng Bình nhìn chung đều tăng lên đối với các loại hình doanh nghiệp. Ta có thể thấy rõ hơn qua bảng sau:
Bảng 2.6 Dư nợ theo loại hình DNNVV tại ACB Quảng Bình
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
DNBQ 167.844 100 246.164 100 346.654 100 78.320 46,66 100.490 40,82 DNNN 7.201 4,29 12.554 5,10 12.826 3,70 5.353 74,34 272 2,17 CTCP 38.000 22,64 53.122 21,58 83.578 24,10 15.122 39,79 30.456 57,33 TNHH 82.244 49,00 116.189 47,20 147.709 42,61 33.945 41,27 31.520 27,13 DNTN 35.751 21,30 59.326 24,10 97.410 28,10 23.575 65,94 38.084 64,19 HTX 4.649 2,77 4.973 2,02 5.130 1,49 324 6,97 157 3,16
(Nguồn: Báo cáo tín dụng ACBQuảng Bình năm 2015-2017)
Dư nợ cho vay đối với Cty TNHH chiếm tỷ trọng chủ yếu. năm 2015 là 49%
và năm 2017 là 42,61% trong tổng dư nợ các DNNVV. Điều này cũng phù hợp với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường bởi trong những năm trở lại đây, theo định
hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, đẩy mạnh kinh tế tư nhân thì số lượng cơng ty TNHH, Cơng ty CP, DNTN tăng lên nhanh chóng.
Để đánh giá chính xác thực lực của từng loại hình DN trên địa bàn Tỉnh Quảng
Bình, tìm ra nguyên nhân gây ra hạn chế hoạt động cho vay, nó tăng, giảm chủ yếu ở thành phần kinhtế nào, ta hãy xét về khía cạnh mức độ ảnh hưởng hoạt động sản xuất
kinh doanh trên địa bàn để từ đó tìm ra biện pháp tối ưu mở rộng cho vay đối với loại
hình DN này tại ACBQuảng Bình.
- DN Nhà nước (là những DN thuộc sở hữu của Nhà nước): Tỷ lệ cho vay của ACBQuảng Bình đối với loại hình DN này cịn hạn chế. Điều này xuất phát từ
chính sách tín dụng của ACB. Hạn chế cho vay đối với DN có nguồn thu từ 30 - 50% Ngân sách Nhà nước; Kiểm soát đặc biệt đối với đơn vị có nguồn thu trên 50% từ Ngân sách nhà nước. Đây là rào cản khi ACB Quảng Bình tiếp cận đối với DNNVV thuộc sở hữu của Nhà nước. Vìđa số các đơn vị này có nguồn thu từ ngân
sách Nhà nước. Nguyên nhân của sự hạn chế của chính sách tín dụng của ACB, do các DN có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước sẽ có thời gian thu hồi dòng tiền chậm... ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ACB.
- Công ty cổ phần
Hiện tại dư nợ cho vay đối với Công ty CP tại ACB được tăng lên đáng kể
qua các năm. Dư nợ cho vay của loại hình này ln chiếm trên 21% tổng dư nợ đối
với các DNNVV tại ACB Quảng Bình. Tuy nhiên, cơng ty CP cũng gặp phải tình trạng khó khăn, quy mơ sản xuất nhỏ, vốn tự có thấp, trang thiết bị cơng nghệ lạc hậu, quản lý kém dẫn đến sự cạnh tranh kém, làm hạn chế việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng.
-Đối với Côngty TNHH
Loại hình DN này thành lập nhiều, tăng dần qua các năm. Đến cuối năm 2017 ACB Quảng Bình đã có dư nợ đối với loại hình này là 147.709 triệu đồng chiếm 42,61% tổng dư nợ DNNVV. Điều này cho thấy thị trường để cho vay loại hình DN này rất lớn. Chi nhánh đã xác định loại hình Cơng ty TNHH vẫn là đối tượng khách hàng ưu tiên và rất tiềm năng, do vậy đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh
tiếp cận, đầu tư cho vay đối với loại hình này.
-Đối vớiDNtư nhân:
Hình thức của loại hình kinh tế này thực chất là mộtơng chủDN, họ tự bỏ vốn
để SXKD, nên trong khâu quản lý tương đối chặt chẽ, có khoa học. Tài sản thế chấp là
của chủ DNVVN, khi đến hạn nợ thường được DNVVN quan tâm,nên thanh tốn khá
sịng phẳng. Ở Quảng Bình, các DN tư nhân hầu hết đăng ký kinh doanh sản xuất hàng hoá vật chất hoặc kinh doanh hàng hoá tổng hợp, khách sạn nhà nghỉ… Năm 2016 dư nợ đạt 59.326 triệu đồng, chiếm 24,10% tổng dư nợ DNNVV; Năm 2017 đạt 97.410 triệu đồng, chiếm 28,10% tổng dư nợ DNNVV.
-Đối với HTX :
Đến cuối năm 2017 có 2 HTX quan hệ tín dụng với ACB Quảng Bình. Dư nợ cho vay HTX rất nhỏ, mức độ tăng trưởngkhông cao. Tỷ trọng chỉ chiếm1,49% trong tổng dư nợ DNVVN. Nguyên nhân chủ yếu là hầu hết các HTX sau chuyển
đổi chưa có phương thức hoạt động phù hợp, hiệu quả. Mơ hình HTX kiểu mới theo
Luật HTX chưa phát huy được vai trị mới của mình, dođó khơng đáp ứng được đòi
hỏi của điều kiện vay vốn. Hơn nữa, trìnhđộ cán bộ quản lý cịn hạn chế, nhiều khi không xác định được phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Khi có nhu cầu
vay vốn thì cịn một số vướng mắc về thủ tục đảm bảo tiền vay.
2.2.3.3 Thực trạng phát triển tín dụngDNNVV theo ngành kinh tế
Bảng 2.7. Dư nợ theo ngành kinh tế của DNNVV tại ACB Quảng Bình
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
DNBQ 167.844 100 246.164 100 346.654 100 78.320 46,66 100.490 40,82 + Nông nghiệp và lâm nghiệp 9.099 5,42 15.336 6,24 18.835 5,43 6.237 68,55 3.499 22,82 + Công nghiệp và xây dựng 28.745 17,12 59.479 24,16 100.130 28,88 30.734 106,92 40.651 68,35 + Thương mại-dịch vụ 110.419 65,79 150.046 60,95 203.313 58,65 39.627 35,89 53.267 35,50 +Khác 19.581 11,67 21.303 8,65 24.376 7,04 1.722 8,79 3.073 14,43
(Nguồn: Báo cáo tín dụng ACB Quảng Bình năm 2015-2017)
Nhìn vào Bảng2.7 ta thấy, dư nợ cho vay đối với ngành thương mại - dịch vụ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các ngành khác, ngồi ra ngành cơng nghiệp và xây dựng cũng tăng đều qua từng năm và chiếm tỷ trọng tương đối caoso với các ngành còn lại. Cụ thể:
- Đối với ngành Công nghiệp và xây dựng: năm 2016 dư nợ cho vay đối với
ngành Công nghiệp và xây dựng là 59.479 triệu đồng, tăng 30.734 triệu đồng (tăng 106,92%) so với năm 2015; năm 2017 đạt 100.130 triệu đồng, tăng 40.651 triệu đồng (tăng 68,35%) so với năm 2016.
- Đối với ngành thương mại: năm 2016 dư nợ cho vay đối với ngành thương
mại - dịch vụ là 150.046 triệu đồng, tăng 39.627 triệu đồng (tăng 35,89%) so với
năm 2015; năm 2017 đạt 203.313 triệu đồng, tăng 53.267 triệu đồng (tăng 35,50%)
so với năm 2016.
- Các ngành nghề cịn lại cũng có xu hướng tăng đều qua các năm.
2.2.3.4 Thực trạng phát triển tín dụng DNNVV theo hình thức đảm bảo
Bảng 2.8. Dư nợ DNNVV theo hình thức đảm bảo tại ACB Quảng Bình
Đơn vị tính:Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
DNBQ 167.844 100 246.164 100 346.654 100 78.320 46,66 100.490 40,82
+Thế chấp,
cầm cố 124.708 74,30 183.269 74,45 267.302 77,11 58.561 46,96 84.033 45,85
+Bảo lãnh 43.136 25,70 62.895 25,55 79.352 22,89 19.759 45,81 16.457 26,17
+Tín chấp 0 0 0 0 0 0 0 0,00 0 0,00
(Nguồn: Báo cáo tín dụng ACBQuảng Bình năm 2015-2017)
Qua Bảng 2.8 ta thấy, trong tổng số khách hàng là DNNVV có quan hệ tín dụng với chi nhánh hầu như các DNNVV được cấp tín dụng cần đến tài sản sản
đảm bảo. Tài sản đảm bảo là yếu tố đầu tiên để chi nhánh xem xét việc cho vay và
là yếu tố quyết định tới mức cho vay đối với các DNNVV. Dư nợ đối với DNNVV xét theo hình thức đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố là chủ yếu(trên 70%). Cụ thể:
- Về thế chấp, cầm cố: 2016dư nợ cho vay đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố là
183.269 triệu đồng, tăng 58.561 triệu (tăng 46,96%) so với năm 2015; năm 2017đạt
267.302 triệu đồng, tăng 84.033 triệu đồng (tăng 45,85%) so với năm 2016.
- Về bảo lãnh: Năm 2016 dư nợ cho vay bằng bảo lãnh 62.895 triệu đồng, tăng 19.759 triệu đồng (tăng 45,81%) so với năm 2015; năm 2017 đạt 79.352 triệu đồng, tăng 16.457 triệu đồng (tăng 26,17%) so với năm 2016.
- Tín chấptại ACB Quảng Bình vẫn chưa được phát sinh. Xuất phát từ chính sách tín dụng của ACB. DN để được vay tín chấp, doanh thu năm liền kề phải trên 400 tỷ đồng. Nên việc tiếp cận khoản vay mà khơng có tài sản đảm bảo đối với DNNVV là rất khó phát sinh. Việc ACB Quảng Bình chỉ tập trung phát triển vào tài sản đảm bảo đãảnh hưởng rất lớn đến khả năng tăng trưởng tín dụng và đơi khi bỏ
qua những khách hàng tốt, phương án kinh doanh khả thi.