Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

UBND phường “do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên”[30]. UBND phường hoạt

động thông qua các phiên họp tập thể của UBND; sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND.

1.2.2.1. Chức năng

- Chức năng chính của UBND phường là quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn phường trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và an ninh quốc phịng theo các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và theo sự phân công chỉ đạo thực hiện của UBND quận. Qua đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơng dân, góp phần xây dựng đời sống vật chất và tinh thần trong sáng, vững mạnh cho người dân.

- Chức năng của UBND phường là tổ chức và hướng dẫn cho nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội trên địa bàn thực hiện tốt các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn và phát triển kinh tế địa phương, nắm bắt rõ các tâm tư, nguyện vọng của người dân để nhanh chóng giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên.

- Chức năng kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước tại các cơ quan, tổ chức ở địa phương

- Ngồi ra UBND phường cịn tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch về kinh tế xã hội và kế hoạch ngân sách được UBND quận giao hằng năm. Xây dựng dự tốn ngân sách năm sau trình UBND quận phê duyệt.

1.2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn

- UBND phường “tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên”[30]. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường “được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương”[30].

Tại điều 63, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường như sau:

- UBND phường có nhiệm vụ xây dựng và trình HĐND phường quyết định một số nội dung thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND phường, tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND phường.

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương trên cơ sở số ngân sách đã được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao phó. Để UBND hoạt động có hiệu quả, Điều 64, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng quy định thêm về chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch UBND phường như sau:

- Trực tiếp lãnh đạo và điều hành các hoạt động của UBND cũng như các công việc của thành viên UBND.

- Lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của UBND cấp xã, các nhiệm vụ được cấp trên giao phó. Đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh các chủ

trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Chủ tịch UBND phường có thể ủy quyền cho Phó chủ tịch phường thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của mình.

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách địa phương, tài sản và phương tiện làm việc của Nhà nước.

- Giải quyết các vấn đề về khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn xa theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng, giao thơng, phịng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị trên địa bàn phường.

- Quản lý dân cư trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.

Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mơ hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Theo đó, tổ chức và hoạt động, chế độ trách nhiệm của UBND, Chủ tịch UBND phường cũng có nhiều điểm mới.

Cơ cấu của UBND phường gồm: Chủ tịch phường, Phó Chủ tịch phường, Trưởng cơng an phường, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự, Các cơng chức khác: Văn phịng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng - Đơ thị và Mơi trường; Tài chính - Kế tốn; Tư pháp - Hộ tịch; Văn hóa - Xã hội.

UBND phường hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành cơng việc của UBND phường theo quy chế làm việc của UBND phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ và tuân thủ quy định của pháp luật.

Nguyên tắc hoạt động của UBND, Chủ tịch phường được quy định như sau:

- UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của UBND phường theo quy chế làm việc của UBND phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật.

- Chủ tịch phường tổ chức cuộc họp để thảo luận tập thể về các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của UBND phường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tập thể quy định tại khoản này gồm: Chủ tịch phường, Phó Chủ tịch phường, Trưởng Công an phường, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy qn sự phường và các cơng chức khác có liên quan.

- Chủ tịch phường được ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND phường đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật.

Công chức Tư pháp - Hộ tịch được ủy quyền phải có kinh nghiệm từ 3 năm cơng tác trở lên ở lĩnh vực Tư pháp - Hộ tịch.

- Phó Chủ tịch phường giúp Chủ tịch phường giải quyết các công việc theo phân công của Chủ tịch phường, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch phường và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

Khi Chủ tịch phường vắng mặt, một Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy nhiệm thay mặt Chủ tịch điều hành và giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân phường.

- Trường hợp khuyết Chủ tịch phường thì Chủ tịch UBND quận, thị xã có quyết định giao quyền Chủ tịch phường cho một Phó Chủ tịch phường cho đến khi có Chủ tịch phường mới.

- Hoạt động của UBND phường nhằm đáp ứng sự hài lịng của người dân, tn thủ trình tự, thủ tục, đúng thẩm quyền được giao, theo đúng quy định của pháp luật và quy chế làm việc của UBND phường.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng dịch vụ cơng trực tuyến vào giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tại phường theo quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động của UBND phường phải dân chủ, công khai, minh bạch, thống nhất, thông suốt.

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, từ ngày 1/7/2021, thực hiện thí điểm mơ hình chính quyền đơ thị, các phường trên địa bàn Thành phố đã tổ chức bộ máy bảo đảm đúng quy định. Việc sắp xếp, bố trí các chức danh cán bộ, công chức ở các phường phù hợp với vị trí việc làm, năng lực chun mơn; bộ máy đi vào hoạt động ổn định, thông suốt. Tại các phường trên địa bàn 12 quận, việc vận hành mơ hình chính quyền đơ thị cơ bản diễn ra thuận lợi, hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho người dân khi đến làm thủ tục hành chính. Chẳng hạn, tại quận Hà Đông, sau khi báo cáo và được Sở Nội vụ hướng dẫn, UBND quận đã tổ chức kiểm tra, sát hạch tiếp nhận các trường hợp đủ điều kiện vào công chức phường không qua thi tuyển để kịp thời vận hành thí điểm mơ hình chính quyền đơ thị. UBND quận đã bổ nhiệm 45 Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các phường và đến nay, bộ máy hoạt động ổn định.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)