Quan điểm và định hướng của Đảng, Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)

1 Phân loại tài liệu,

3.1. Quan điểm và định hướng của Đảng, Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư

TRONG CÔNG TÁC VĂN THƯ TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG

TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Quan điểm và định hướng của Đảng, Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư nghệ thông tin trong công tác văn thư

Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ đã đưa ra quan điểm trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 10 năm 2021-2030, vấn đề được trình bày ở điểm 2, mục V- phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế- xã hội, với tiêu đề: phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Văn kiện tiếp tục làm rõ nội dung, yêu cầu: “Có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù hợp xu thế chung

của thế giới và điều kiện đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thích ứng với cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư” [40]. Trong bối cảnh đất nước hiện nay văn kiện đã khẳng định việc chuyển

giao và ứng dụng công nghệ thông tin cần thực hiện trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hố xã hội. Phát triển khoa học cơng nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực của sự phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, nhà nước cần tập trung chuyển đổi số.trong quản lý nhà nước.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hướng tới phát triển chính phủ điện tử là xu thế tất yếu, là mơ hình phổ biến của nhiều quốc gia. Xuất phát từ vị trí, vai trị của ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai,

minh bạch thông tin, giảm phiền hà, tham nhũng, tiết kiệm chi phí, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Nhà nước.

Cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển ứng dụng CNTT, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT trong các CQNN như: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định vể việc cung cấp thơng tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của CQNN; Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025”.

Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, tổ chức xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số. Các quy định pháp lý tại Luật Giao dịch điện tử, Nghị định số 130/2018/NĐ-CP, Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg… đã khẳng định tầm quan trọng của tài liệu điện tử trong giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Trong quyết định số 458/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 - 2025” có quy định rõ nhiệm vụ:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ lưu trữ điện tử;

- Xây dựng và thực hiện lưu trữ điện tử tại Lưu trữ cơ quan;

- Xây dựng và thực hiện lưu trữ điện tử tại Lưu trữ lịch sử và Lưu trữ chuyên ngành;

- Hồn thành việc tích hợp cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử tại các Lưu trữ lịch sử và Lưu trữ chuyên ngành vào Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử Phơng Lưu trữ nhà nước theo lộ trình phù hợp;

- Bảo đảm cơng bố dữ liệu đặc tả của tài liệu lưu trữ không thuộc danh mục hạn chế sử dụng trên môi trường mạng và số hóa tối thiểu 30% tài liệu lưu trữ khơng ở định dạng điện tử có tần suất sử dụng cao tại các Lưu trữ lịch sử và Lưu trữ chuyên ngành phục vụ độc giả sử dụng tài liệu lưu trữ trực tuyến;

- Thực hiện các giải pháp về tổ chức bộ máy, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý tập trung thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử của các cơ quan nhà nước.

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước triển khai các chương trình, kế hoạch của quốc gia về ứng dụng CNTT, UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 12/6/2020 về Ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện tử giữa các cơ quan, tổ chức thuộc thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 18/12/2020 của UBND thành phố Hà Nội về Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ năm 2021. UBND quận Đống Đa ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 07/01/2021 của UBND quận Đống Đa về Công tác văn thư, lưu trữ năm 2021.

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 89 - 91)