1, Cách mạng tư sản Anh
a, Điều kiện lịch sử
* Kinh tế:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh:
+ Nông nghiệp: “Rào đất cướp ruộng” (lãnh chúa đuổi tá điền đi, biến đồng ruộng thành đồng cỏ nuôi cừu để bán cho thị trường)
+ Thủ cơng nghiệp: hình thành các cơng trường thủ cơng sản xuất len dạ, khai thác khống sản,… + Thương nghiệp: buôn bán phát đạt.
- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển kinh tế: chế độ thuế khóa, các nghĩa vụ phong kiến,…
* Xã hội:
- Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới (quý tộc phong kiến kinh doanh theo lối TBCN) - Mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt
* Tư tưởng: Cuộc đấu tranh giữa Anh giáo và Thanh giáo b, Tiến trình cách mạng
* 1642 – 1648
- Mâu thuẫn giữa nhà vua và Quốc hội về tài chính (1640)
- Năm 1642, Sác -lơ I tuyên chiến với Quốc hội. Nội chiến bùng nổ - Năm 1648, nhà vua bị bắt, kết án tử hình. Nội chiến kết thúc.
* 1649 – 1688
- Năm 1649, Sác – lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa.
- Năm 1653, để ngăn cản quần chúng đấu tranh, Crôm – oen lên làm Bảo hộ công, thiết lập nền độc tài quân sự.
- Năm 1658, chế độ quân chủ chuyên chế được khôi phục
- Năm 1688, Quốc hội tiến hành chính biến, đưa Vin – hem Ơ – ran – giơ lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
c, Kết quả, ý nghĩa
*Tích cực
-Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Tạo ra tiền đề tiên quyết để nước Anh tiến hành cách mạng công nghiệp vươn lên đứng đầu thế giới - Cổ vũ, thúc đẩy cuộc đấu tranh chống phong kiến ở Châu Âu
- Thể chế chính trị của Anh là cơ sở thực hiện để Mông – te – xki – ơ xây dựng học thuyết “tam quyền phân lập”
* Hạn chế: Chế độ ruộng đất, bầu cử được giải quyết theo hướng bảo thủ.
Trang 3 - https://thi247.com/
2, Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa anh ở Bắc Mĩ
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân trực tiếp:
Sự kiện “chè Bô – xtơn” năm 1773
+ Để phản đối chế độ thuế của Anh, nhân dân cảng Bô – xtơn đã tấn công vào các tàu chở chè Anh
+ Anh đưa quân đến đàn áp - Nguyên nhân sâu xa:
+ Lực lượng sản xuất TBCN phát triển nhưng bị anh kìm hãm Kinh tế TBCN phát triển theo 2 hướng
• Miền Bắc là các cơng trường thủ công, sử dụng sức lao động tự do • Miền Nam là các đồn điền, sử dụng sức lao động của nô lệ
→ Kinh tế thuộc địa cạnh tranh với kinh tế Anh
Chính phủ Anh ban hành các đạo luật kìm hãm kinh tế thuộc địa. + Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt.
* Diễn biến
Thời gian Sự kiện
1773 Sự kiện “chè Bô – xtơn”
1774 Đại hội lục địa lần thứ nhất họp, yêu cầu vua Anh phải bãi bỏ chính sách hạn chế cơng thương nghiệp, nhưng không được chấp nhận.
5/1775 Chiến tranh giữa thuộc địa và chính quốc bùng nổ
4/7/1776 Đại hội đại biểu 13 bang đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập 1777 Chiến tranh Xa – ra – tô – ga tạo nên bước ngoặt chiến tranh 1781 Quân thuộc địa đã giành thắng lợi quyết định ở I – oóc - tao
1783 Anh kí hịa ước ở Véc – xai, chính thức cơng nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
* Kết quả, ý nghĩa
- Tích cực:
+ Giải phóng 13 thuộc địa khỏi ách thống trị của Anh → Khai sinh ra quốc gia dân tộc tư sản đầu tiên ở Bắc Mĩ
+ Mở đường cho kinh tế TBCN phát triển
+ Thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, giành độc lập ở Mĩ Latinh - Hạn chế:
+ Vẫn duy trì chế độ nơ lệ ở miền Nam
+ Quyền bầu cử thuộc về thiểu số (nam giới, người da trắng, có tài sản) → Cách mạng tư sản không triệt để
Trang 4 - https://thi247.com/
3. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
a, Bối cảnh lịch sử
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp lạc hậu
+ Công nghiệp phát triển với các công trường thủ công quy mơ lớn trong ngành dệt, khai thác khống sản, luyện kim
+ Thương nghiệp phát đạt. Song hoạt động buôn bán gặp nhiều trở ngại do thị trường dân tộc khơng thống nhất.
- Chính trị: Pháp là nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là vua Lu – I XVI - Xã hội: Duy trì chế độ đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba
+ Tăng lữ, quý tộc nắm các chức vụ quan trọng, hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, khơng phải đóng thuế. + Đẳng cấp thứ ba (nơng dân. tư sản, các tầng lớp nhân dân khác) khơng có quyền lợi chính trị, phải đóng thuế và thực hiện nghĩa vụ phong kiến.
- Tư tưởng: trào lưu Triết học Ánh sáng với đại diện là Mông – te – xki – ơ, Vôn – te, Rút- xô đã tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, dọn đường cho cách mạng xã hội bùng nổ.
b, Tiến trình cách mạng
- Mâu thuẫn giữa vua Lu – I XVI và Quốc hội về vấn đề tài chính - Cuộc tấn công vào nhà ngục Ba -xti (14/7/1789)
- (14/7/1789 – 10/8/1792): thời kì quân chủ lập hiến (quyền lực tập trung trong tay phái Lập hiến). - (21/9/1792 – 2/6/1793) : Thời kì cộng hịa (quyền lực tập trung trong tay phái Gi – rông – đanh)
- (2/6/1793 – 27/7/1794): Thời kì chun chính dân chủ cách mạng (quyền lực tập trung trong tay phái Gia – cô – banh).
- Sau ngày 27/7/1794: Thời kì thối trào
c, Ý nghĩa lịch sử
- Những nhiệm vụ của cách mạng tư sản được thực hiện triệt để + Thống nhất thị trường dân tộc
+ Lật đổ chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản cùng các quyền tự do, dân chủ + Xóa bỏ chế độ đẳng cấp
+ Vấn đề ruộng đất được giải quyết theo hướng dân chủ + Mở đường cho CNTB phát triển
→ Cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại
- Tư tưởng tự do dân chủ truyền bá rộng rãi → Làm lung lay chế độ phong kiến ở châu Âu. → Mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến.
C. SO SÁNH CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH, CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP