Câu 59: Cách mạng 1905 – 1907 có điểm khác với các cuộc cách mạng tư sản trước đó về
A. lãnh đạo cách mạng B. động lực cách mạng
C. nhiệm vụ cách mạng D. đối tượng của cách mạng
Câu 60: Cuộc cách mạng 1905 -1907 ở Nga có tác động mạnh mẽ nhất đến phong trào giải phóng dân tộc
ở khu vực / châu lục nào đầu thế kỉ XX?
A. Khu vực Mỹ La – tinh B. Các nước phương Tây
C. Các nước phương Đông D. Các nước châu Phi
➢ CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Từ diễn biến những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỉ XIX,
hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào cơng nhân thời kì này.
Câu 2: Trình bày hồn cảnh ra đời và nhận xét về những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 3: “Đồng minh những người cộng sản” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu mục đích thành lập, nội dung, ý nghĩa lịch sử bản Cương lĩnh của tổ chức này.
Câu 4: Trình bày hồn cảnh ra đời, hoạt động và vai trò của tổ chức Quốc tế thứ nhất.
Câu 5: Bằng sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy chứng minh: Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
Câu 6: Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX. Điểm nổi bật của phong trào công nhân thế giới thời kì này là gì?
Câu 7: Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng 1905 -1907 ở Nga. So sánh điểm giống và khác nhau giữa cách mạng 1905 – 1907 ở Nga với các cuộc cách mạng tư sản trước đó.
HƯỚNG DẪN GIẢI CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1 – A 2 – C 3 – C 4 – B 5 – A 6 – C 7- C 8 -A 9 – C 10 – B 11 – A 12 – C 13 – B 14 – B 15 – C 16 – C 17 – D 18 – B 19 – B 20 – D 21 – D 22 – A 23 – B 24 – C 25 – C 26 - A 27 – C 28 – B 29 – C 30 – D 31 – C 32 – C 33 – C 34 – A 35 – C 36 – A 37 – C 38 – B 39 – D 40 – A 41 – D 42 – B 43 - D 44 – A 45 – C 46 – A 47 - B 48 – B 49 -B 50 – C 51 – C 52 – C 53 – B 54 – C 55 - A 56 – D 57 – D 58 – B 59 – A 60 – C
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Từ diễn biến những cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Anh, Pháp, Đức vào nửa đầu thế kỉ XIX, hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của phong trào cơng nhân thời kì này.
Trang 10 - https://thi247.com/ - Đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của công nhân ở các nước châu Âu bùng nổ ngày càng nhiều. - Ở Pháp:
+ Năm 1831, cơng nhân dệt ở Li - ơng khởi nghĩa địi tăng lương, giảm giờ làm. Quyết tâm đấu tranh của họ thể hiện trong khẩu hiệu: "Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu".
+ Năm 1834, công nhân nhà máy tơ ở Li - ông khởi nghĩa đòi thiết lập nền Cộng hòa.
- Ở Anh: Trong những năm 1836 – 1848, một phong trào cơng nhân rộng lớn, có tổ chức đã diễn ra - phong trào Hiến chương. Cơng nhân mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của cơng nhân lên nghị viện địi phổ thơng đầu phiếu, tăng lượng, giảm giờ làm.
- Ở Đức: năm 1844, công nhân ở Sơ - lê - din khởi nghĩa mở đầu phong trào đấu tranh của công nhân Đức sau này.
- Kết quả: các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
* Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm:
+ Trong đấu tranh đã kết hợp được mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị.
+ Các cuộc đấu tranh có tổ chức, quy mơ lớn, được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng.
→ Đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
- Hạn chế: các cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh, Pháp, Đức đều thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào nói chung
Câu 2: Trình bày hồn cảnh ra đời và nhận xét về những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng.
* Hoàn cảnh ra đời:
- Đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển, một mặt đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm đồ sộ và tốc độ “đơ thị hóa” tăng nhanh. Mặt khác lại phơi này những hạn chế của nó: Sự bóc lột tàn nhẫn người lao động, điều kiện làm việc tồi tệ của cơng nhân; tình trạng thất nghiệp và các tệ nạn xã hội phổ biến.
- Tình cảnh đó tác động đến nhận thức của những người tư sản tiến bộ. Họ nhìn thấy những hạn chế của CNTB và mong muốn xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn khơng có tư hữu và bóc lột.
- Trên cơ sở đó, họ đề ra chủ nghĩa xã hội không tưởng, đại diện là Xanh - xi - mơng, Phu - ri - ê và Ơ - oen.
* Nhận xét. - Tích cực:
+ Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động. + Có ý thức bảo vệ quyền lợi cho giai cấp công nhân.
Trang 11 - https://thi247.com/ → Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, cổ vũ người lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác.
- Hạn chế:
+ Không thấy được bản chất của CNTB.
+ Không vạch ra được con đường giải phóng nhân dân lao động + Khơng thấy được sứ mệnh của giai cấp công nhân.
+ Phủ nhận đấu tranh giai cấp
→ Vì vậy, các kế hoạch đề ra đều không thực hiện được nên được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng.
Câu 3: “Đồng minh những người cộng sản” ra đời trong hồn cảnh nào? Nêu mục đích thành lập, nội dung, ý nghĩa lịch sử bản Cương lĩnh của tổ chức này.
* Hoàn cảnh ra đời:
- C. Mác và Ăng - ghen đặc biệt quan tâm việc xây dựng một chính đảng cho giai cấp vơ sản.
- Tháng 6 – 1847, tổ chức Đồng minh những người cộng sản ra đời trên cơ sở tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa.
* Mục đích: Lật đổ giai cấp tư sản, xác định sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ. * Nội dung, ý nghĩa lịch sử của bản Cương lĩnh.
- Tháng 2 - 1848, Cương lĩnh của Đồng minh được công bố ở Ln Đơn dưới hình thức Tun ngơn Đảng Cộng sản do C. Mác và Ăng - ghen soạn thảo.
- Nội dung:
+ Chỉ ra chủ nghĩa tư bản ra đời là một bước tiến song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu phải nổ ra.
+ Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trị lãnh đạo của giai cấp vơ sản mà đội tiên phong là chính đảng của họ.
+ Trình bày hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản.
- Ý nghĩa:
+ Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học đánh dấu bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân.
+ Trở thành lý luận cách mạng soi đường cho giai cấp cơng nhân.
Câu 4: Trình bày hồn cảnh ra đời, hoạt động và vai trị của tổ chức Quốc tế thứ nhất.
* Hoàn cảnh ra đời:
- Giữa thế kỷ XIX, sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp TBCN làm đội ngũ công nhận thêm đông đảo và tập trung cao.
- Giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột đối với cơng nhân.
- Nhiều cuộc đấu tranh của cơng nhân diễn ra song trong tình trạng phân tán, chịu ảnh hưởng của nhiều khuynh hướng phi vô sản, thiếu thống nhất về mặt tư tưởng.
Trang 12 - https://thi247.com/ - Thực tế đấu tranh, cơng nhân nhận thấy tình trạng biệt lập của phong trào ở mỗi nước kết quả còn hạn chế đặt ra yêu cầu thành lập một tổ chức quốc tế lãnh đạo, đồn kết phong trào cơng nhân quốc tế các nước.
→ Ngày 28 - 9 - 1864 một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại Ln Đơn, gồm đại biểu công nhân nhiều nước tham gia, Hội Liên hiệp lao động quốc tế, tức Quốc tế thứ nhất thành lập với sự tham gia tích cực của Mác.
* Hoạt động của quốc tế thứ nhất:
- Chủ yếu được thông qua các kỳ đại hội. (từ 9 - 1864 đến 7 - 1876 tiến hành 5 đại hội) nhằm truyền bá học thuyết Mác, chống lại tư tưởng lệch lạc trong nội bộ, thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng.
- Dưới ảnh hưởng của Quốc tế thứ nhất, công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào các cuộc đấu tranh chính trị, các tổ chức cơng đồn ra đời.
* Vai trò:
- Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào cơng nhân quốc tế.
- Đồn kết, thống nhất các lực lượng vô sản quốc tế dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác. - Đấu tranh kiên quyết chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ Quốc tế.
Câu 5: Bằng sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy chứng minh: Công xã Pa – ri là nhà nước kiểu mới, của dân, do dân và vì dân.
* Chứng minh:
- Ngày 26 - 3 - 1871, Công xã được thành lập, Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Hội đồng gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước dân và có thể bị bãi miễn.
- Đây là nhà nước chưa từng có trong lịch sử nước Pháp trước đó. Nhà nước này do nhân dân bầu ra, nhân dân giám sát.
- Công xã ra sắc lệnh giải tán quân đội và bộ máy cảnh sát cũ, thành lập lực lượng vũ trang nhân dân, tách nhà thờ khỏi trường học, nhà trường không dạy Kinh thánh.
- Thi hành nhiều chính sách tiến bộ: cơng nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn. Đối với những xí nghiệp cịn chủ ở lại, Cơng xã quy định tiền lương tối thiểu: giảm bớt lao động ban đêm, cấm cúp phạt công nhân; thực hiện giáo dục bắt buộc và miễn phí; quy định giá bánh mì; cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân nữ …
→ Cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa – ri là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vơ sản, do dân và vì dân.
Câu 6: Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX. Điểm nổi bật của phong trào cơng nhân thế giới thời kì này là gì?
Trang 13 - https://thi247.com/ + Ở Đức, trong thập niên 70-80 phong trào đấu tranh đòi cải thiện đời sống phát triển mạnh. Buộc giai cấp tư sản phải bãi bỏ “Đạo luật đặc biệt".
+ Ở Pháp, nhiều cuộc biểu tình, bãi cơng liên tiếp diễn ra. Tiêu biểu nhất là năm 1886 diễn ra phong trào đấu tranh đòi tăng lương và đòi quyền dân chủ.
+ Ở Anh, công nhân liên tục bãi cơng địi tăng lương, giảm giờ làm và địi cải thiện đời sống.
+ Nổi bật nhất là phong trào đấu tranh công nhân Mĩ cuối thế kỉ XIX: cuộc tổng bãi công của công nhân dệt Si - ca - gơ ngày 1-5 - 1886 địi ngày làm 8 giờ buộc giới chủ phải nhượng bộ. Ngày đó đã đi vào lịch sử là ngày Quốc tế Lao động.
- Điểm nổi bật của phong trào công nhân thế giới thời kỳ này là:
+ Nhiều đảng cơng nhận, đảng xã hội, nhóm cơng nhân tiến bộ được thành lập: Đảng Cơng nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Đảng Công nhân xã hội Mĩ (1876), Đảng Cơng nhân Pháp (1979), Nhóm Giải phóng lao động Nga (1883),…
Câu 7: Nêu tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng 1905 -1907 ở Nga. So sánh điểm giống và khác nhau giữa cách mạng 1905 – 1907 ở Nga với các cuộc cách mạng tư sản trước đó.
* Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng 1905 – 1907 ở Nga.
- Tính chất: Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vơ sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, vì thế cách mạng này được gọi là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Ý nghĩa: Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh, làm lung lay chế độ Nga hoàng. Cuộc cách mạng ở Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đơng vào đầu thế kỉ XX.
* So sánh:
- Giống nhau: đều thực hiện nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến; động lực chính của cách mạng là quần chúng nhân dân.
- Khác nhau:
+ Lãnh đạo: lãnh đạo cách mạng tư sản là giai cấp tư sản còn lãnh đạo cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là giai cấp vơ sản.
+ Tính chất: Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga mang tính chất cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
+ Hướng phát triển: Sau cách mạng tư sản sẽ hướng đến xây dựng chế độ tư bản. Sau cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa.