Ảnh hƣởng của các giá thể đến tình hình sâu hại rau cải xanh trái vụ trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 82 - 84)

- Sử lý số liệu bằng phần mềm thống kê sinh học IRRISTART 4

3.2.3 Ảnh hƣởng của các giá thể đến tình hình sâu hại rau cải xanh trái vụ trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên

xanh trái vụ trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên

Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó sâu hại cây rau cũng là một trong các yếu tố có tác động quan trọng đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây rau. Vì vậy khi theo dõi thí nghiệm này, chúng ta không thể bỏ qua việc theo dõi chỉ tiêu sâu bệnh hại.

Rau là cây trồng không những nhiều về số lượng mà còn nhiều về chủng loại. Chính vì vậy cây rau có rất nhiều loại sâu hại, gần như sâu hại của rau phát triển quanh năm. Sâu hại rau có nhiều loài chuyên tính cao, nhưng đa phần là các loài rất đa thực và phát triển khắp mọi nơi.

Theo nhiều kết quả điều tra cho thấy, trong những năm có dịch, sâu hại có thể làm giảm năng suất rau từ 10-14%, đôi khi lên đến 100%. Vì vậy, để hạn chế sự phát triển của sâu trên rau, chúng ta không thể sử dụng một loại thuốc chuyên tính mà chúng ta phải áp dụng biện pháp tổng hợp IPM để phòng trừ sâu hại.

Với các công thức về các giá thể khác nhau trong thí nghiệm, chúng tôi theo dõi thấy xuất hiện một số loại sâu hại lá như:

+ Sâu tơ. +Sâu xanh + Sâu xám.

Với mỗi loài sâu hại có tỷ lệ sâu hại khác nhau nhưng mức độ hại được đánh giá ở bảng sau:

Bảng 3.8. Ảnh hƣởng của các giá thể đến tình hình sâu hại trên cây cải xanh trái vụ trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên

Chỉ tiêu Công thức

Mật độ sâu hại

Sâu tơ Sâu xanh Sâu xám

Tỷ lệ cây bị hại (%) Mức độ hại Tỷ lệ cây bị hại (%) Mức độ hại Tỷ lệ cây bị hại (%) Mức độ hại 1 18,67 ++ 16 ++ 1,6 + 2 20 ++ 17,33 ++ 2,4 + 3 23,2 ++ 21,6 ++ 2,67 + 4 18,93 ++ 19,2 ++ 1,86 +

Qua bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ cây bị hại ở các công thức có sự chênh

lệch không lớn.

Tỷ lệ cây bị sâu tơ hại từ 18,67 – 23,2 %. Thấp nhất ở cải xanh trồng trong giá thể chứa 1/3 trấu hun và cao nhất ở giá thể chứa 1/3 mùn cưa. Tuy nhiên mức độ hại được đánh giá như nhau là ở mức độ ít sâu hại.

Tỷ lệ cây bị sâu xanh hại từ 16 - 21,6%. Tương tự mức độ hại của sâu tơ, sâu xanh được đánh giá ở mức độ ít sâu hại.

Qua quá trình theo dõi sâu hại thấy ở thời kỳ 10-15 ngày sau trồng, xuất hiện sâu hại lá nhiều hơn các giai đoạn khác. Chúng tôi phun thuốc trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn và dùng các biện pháp tổng hợp trừ sâu hại để làm giảm sự xuất hiện sâu trong các thời kỳ sau và không để yếu tố sâu hại làm ảnh hưởng đến năng suất.

Sâu xám hại rau cải ở giai đoạn đầu từ 5-10 ngày sau trồng, các giai đoạn sau theo dõi không thấy có biểu hiện sâu xám hại. Vì vầy tỷ lệ cây bị sâu xám hại thấp ở các công thức từ 1,6 – 2,67 %. Mức độ hại được đánh giá là rải rác.

Tóm lại: Trong quá trình thí nghiệm trồng rau cải xanh trên các giá thể khác nhau cho thấy sâu hại rau ở mức độ ít và riêng sâu xám chỉ xuất hiện rải rác. Với việc phòng trừ sâu hại tổng hợp (vệ sinh vườn, xử lý giá thể, bắt sâu, chắn bướm, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học giai đoạn nhiều sâu) đã hạn chế được tỷ lệ sâu hại và mức độ sâu hại rau trong thí nghiệm .

3.2.3. Ảnh hƣởng của các giá thể đến năng suất và hàm lƣợng NO3- trong cây cải xanh tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)