- Sử lý số liệu bằng phần mềm thống kê sinh học IRRISTART 4
3.4.3. Ảnh hƣởng của các lƣợng lân khác nhau đến năng suất và hàm lƣợng NO 3 trong cây cải xanh tại Thái Nguyên
Mục đích cuối cùng của quá trình theo dõi thí nghiệm là: xác định ở lượng phân lân nào thì cây cải xanh có khả năng sinh trưởng và đạt năng suất cao nhất mà hàm lượng nitơrat vẫn đảm bảo.
Qua theo dõi thấy năng suất và hàm lượng NO3- của cải xanh trồng trên giá thể có trộn các lượng phân lân khác nhau thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.25. Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến năng suất và hàm lƣợng NO 3
-
trong cải xanh Công thức NSTT (tạ/ha) So sánh với đối chứng NO3- (mg/kg) So sánh 1 (ĐC) 66,7 305 - 2 76,3 9,6 343 - 3 74,8 8,1 377 - 4 65,9 - 0,8 345 - 5 62,2 - 4,5 354 - 6 59,3 - 7,4 359 - PROB 0,000 CV% 4,1 LSD 05 4,996
Ghi chú: 500 (mg/kg) là hàm lượng NO3- được phép có trong rau cải. (-) Là hàm lượng dưới ngưỡng cho phép. (+) Là hàm lượng vượt quá ngưỡng cho phép.
Qua bảng 3.25 cho thấy năng suất thu được từ thí nghiệm cho thấy ở các lượng lân khác nhau cho năng suất khác nhau vì xác suất chấp nhận giả thiết các lượng lân khác nhau cho năng suất như nhau là prob = 0. Lượng phân 0,2 kg cho năng suất đạt cao nhất trong các công thức, đạt 76,3 tạ/ha, cao hơn đối chứng 9,6 tạ/ha. Lượng lân 0,4 kg cũng cho năng suất cao sau lượng lân 0,2 kg, đạt 74,8 tạ/ha cao hơn đối chứng 8,1 tạ/ha. Các lượng phân còn lại (0,6kg, 0,8 kg và 1 kg) lân đều cho năng suất thấp hơn đối chứng. Ở lượng lân 0,6 kg cho năng suất thấp hơn không nhiều so đối chứng đạt 65,9 tạ/ha. Hai lượng lân còn lại thấp hơn đối chứng 4,5 – 7,4 tạ/ha. Với LSD0,05 = 4,996, các lượng lân khác nhau cho năng suất khác nhau ở mức tin cậy 95%. Thí nghiệm chính xác với sai số thí nghiệm thấp CV% = 4,1.
Cũng qua bảng 3.25 cho thấy, ở các lượng lân khác nhau đều cho hàm lượng NO3- nằm trong tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo chất lượng rau an toàn.
Tóm lại: Lượng lân 0,2-0,4 kg/10 kg giá thể cho năng suất cao nhất. Các công thức trong thí nghiệm đều đảm bảo hàm lượng NO3- ở dưới ngưỡng cho phép.
3.4.4. Hiệu quả kinh tế
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các lượng phân lân khác nhau trộn vào giá thể đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây cải xanh trồng trái vụ trong khay bầu tại Thái Nguyên, chúng tôi sơ bộ hoạch toán thu , chi và lãi thuần quy ra trên diện tích 1ha thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.26: Hiệu quả kinh tế của giống cải xanh trồng trên giá thể ở các lƣợng phân lân khác nhau
Đơn vị: đồng/ha
Ghi chú: giá bán : 8000 đồng/1 kg rau
Qua bảng 3.26 cho thấy hiệu quả kinh tế ở các công thức có hàm lượng lân khác nhau thì khác nhau, cụ thể:
Ở lượng lân 0,2 kg lân/1kg giá thể cho hiệu quả kinh tế cao nhất với lãi thuần 23.731.400 đồng, cao hơn đối chứng 6.240.000 đồng. Đứng thứ 2 là lượng lân 0,4 kg/10 kg giá thể cho lãi thuần cao hơn đối chứng 3.608.000 đồng. Ở lượng lân từ 0,6-1 kg lân/10 kg giá thể đều cho hiệu quả kinh tế thấp hơn đối chứng: lượng lân 0,6 kg cho hiệu quả kinh tế thấp hơn đối chứng 4.960.000 đồng; lượng lân 0,8 kg cho hiệu quả kinh tế thấp hơn đối chứng 9.360.000 đồng và thấp nhất là ở lượng lân 1kg cho hiệu quả thấp hơn đối chứng 13.120.000 đồng.
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế của cải xanh trồng trên giá thể ở các lượng phân lân khác nhau cho hiệu quả kinh tế khác nhau. Với lượng lân phù hợp (0,2-0,4 kg lân/kg giá thể) sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Thừa hay thiếu lân đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng và phát triển và khả năng cho năng suất của cây.
Công thức Thu Chi Lãi thuần
1 53.360.000 35.868.600 17.491.400 2 61.040.000 37.308.600 23.731.400 3 59.848.000 38.748.600 21.099.400 4 52.720.000 40.188.600 12.531.400 5 49.760.000 41.628.600 8.131.400 6 47.440.000 43.068.600 4.371.400
Chương 4