Rau là nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Vào những năm 1986-1990 kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 80 triệu rúp/năm. Từ năm 1991 đến năm 2000, thị trường truyền thống của ngành xuất khẩu rau quả Việt Nam cho Đông Âu tạm dừng. Chúng ta đang phải xây dựng cho mình một thị trường mới. Hiên nay,Việt Nam ngoài tiêu thụ rau trong nước, rau đã được xuất khẩu ra nước ngoài. Theo số liệu thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả trong tháng 4/2009 đạt gần 32,5 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ 2008. Tính chung 4 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam đạt 127,8 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2008. Trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn, xuất khẩu rau hoa quả giữ được đà tăng trưởng là một trong những điểm đáng chú ý hiện nay [22].
Rau là cây trồng quan trọng trong ngành trồng trọt, được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau với lợi thể là thời gian sinh trưởng ngắn và có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do vậy rau được coi là cây trồng chủ lực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xoá đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam. Mặt khác rau có đặc điểm là có nhiều chủng loại với những yêu cầu về điều kiện ánh sáng khác nhau, kích thước nhỏ nên cây rau rất thích hợp trồng xen canh gối vụ với những cây trồng khác, như vậy trồng rau sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất (Tạ Thu Cúc và CS,2000)[6]. Trồng rau có hiệu quả hơn so với các cây trồng khác về khả năng khai thác năng suất/ một đơn vị diện tích/một đơn vị thời gian vì chúng có đặc điểm sinh trưởng và phát triển nhanh trong một thời gian ngắn.
Rau là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất của 1 ha rau thường gấp 2-3 lần 1 ha lúa (Trần Khắc Thi, 2003, [28]). Đây là cây trồng có tỷ suất hàng hoá lớn hơn nhiều cây trồng khác. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế của sản xuất rau còn tuỳ thuộc vào tính thời vụ của việc trồng rau.
Theo điều tra của Nguyễn Tiến Mạnh năm 1999 [15], ở 4 tỉnh Hà Nội, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình thì tổng thu nhập trên 1ha lúa là 3.830.000 đồng, ngô là 3.333.000 đồng, khoai tây là 15.641.000 đồng, cải bắp là 11.743.000 đồng và dưa chuột là 23.532.000 đồng. So sánh hiệu quả kinh tế giữa công thức luân canh ở đồng bằng Sông Hồng, tác giả cho biết tổng thu nhập trên đất chuyên canh cao hơn 2 lần so với trên đất 1 lúa – 2 màu và cao hơn 3 lần so với trên đất 2 lúa – 1 màu.
Theo Tạ Thu Cúc và cộng sự (2000) [6], rau có giá trị hàng hoá lớn hơn một số cây trồng khác, giá trị sản xuất 1ha chuyên canh rau vào năm 1996-1997 ở một số HTX thuộc ngoại thành Hà Nội là 50-60 triệu đồng.
Rau và các sản phẩm phụ của rau còn là nguồn thức ăn xanh quan trọng cho chăn nuôi.Sản xuất rau còn là hình thức đa dạng hoá trồng trọt để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và luân canh cải tạo đất.
Ngoài việc cung cấp dinh dưỡng, tăng hiệu quả kinh tế, ngành sản xuất rau còn đóngvai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp khác :
- Công nghiệp đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau...) - Công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây...) - Công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...) - Làm hương liệu (hạt mùi, ớt...)