Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến năng suất và hàm lƣợng NO3 trong cây cải xanh tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 101 - 103)

- Sử lý số liệu bằng phần mềm thống kê sinh học IRRISTART 4

3.3.3. Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến năng suất và hàm lƣợng NO3 trong cây cải xanh tại Thái Nguyên

lƣợng NO3- trong cây cải xanh tại Thái Nguyên

Mục đích cuối cùng của quá trình theo dõi thí nghiệm này là: xác định việc sử dụng loại phân bón lá nào thì cây cải xanh có khả năng sinh trưởng và đạt năng suất cao nhất mà hàm lượng nitơrat vẫn đảm bảo.

Qua theo dõi thấy năng suất và hàm lượng NO3- của cải xanh trồng trên giá thể sử dụng các chế phẩm phân bón lá thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của các loại phân bón lá đến năng suất và hàm lƣợng NO 3

-

trong cải xanh tại Thái Nguyên. Công thức NSTT (tạ/ha) So sánh với đối chứng NO3- (mg/kg) So sánh Phun nƣớc lã (ĐC) 68,1 301 - NBC KAHUMATE 71,8 3,7 391 - K – Humat 72,6 4,5 387 - Đầu trâu 74,8 6,7 431 - PBL sinh học HTD 04 75,6 7,5 465 PROB 0,025 CV% 3,1 LSD 05 4,217 Ghi chú: 500 (mg/kg) là hàm lượng NO3 -

được phép có trong rau cải. (-) Là hàm lượng dưới ngưỡng cho phép.

Qua biểu 3.17 cho thấy năng suất của cải xanh trồng trên giá thể có sử dụng các loại phân bón lá đều cho năng suất cao hơn đối chứng. Năng suất thí nghiệm đạt từ 68,1 – 75,6 tạ/ha. Tuy nhiên qua xử lý số liệu thấy năng suất khi sử dụng phân bón lá NBC KAHUMATE có sự khác không ý nghĩa so với đối chứng. Các công thức khác nhau cho năng suất khác nhau ở độ tin cậy 95% trong đó đạt cao nhất ở phân bón lá sinh học HTD04. Thí nghiệm chính xác với sai số thí nghiệm thấp CV% = 3,1.

Cũng qua bảng 3.17 cho thấy, ở các công thức đều cho hàm lượng NO3- nằm trong tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo chất lượng rau an toàn.

Tóm lại: Phân bón lá sinh học HTD 04 cho năng suất cao nhất. Các công thức trong thí nghiệm đều đảm bảo hàm lượng NO3- ở dưới ngưỡng cho phép.

3.3.4. Hiệu quả kinh tế

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các chế phẩm phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cây cải xanh trồng trái vụ trong khay bầu tại Thái Nguyên, chúng tôi sơ bộ hoạch toán thu , chi và lãi thuần quy ra trên diện tích 1ha thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.18: Hiệu quả kinh tế của giống cải xanh trồng trên giá thể sử dụng các chế phẩm phân bón lá tại Thái Nguyên

Ghi chú: Giá bán: 8000 đồng/1 kg rau

Công thức Thu Chi Lãi thuần

Phun nƣớc lã (ĐC) 54.520.000 37.281.600 17.238.400

NBC KAHUMATE 57.480.000 37.505.600 19.974.400

K – Humat 58.072.000 37.601.600 20.470.400

Đầu trâu 59.848.000 37.505.600 22.342.400

Qua bảng 3.18 cho thấy rõ hiệu quả kinh tế ở công thức 5 sử dụng phân bón lá sinh học HTD 04 cao nhất trong các công thức, cao hơn đối chứng 5.901.000 đồng. Việc sử dụng các loại phân bón lá đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc không sử dụng phân bón lá. Tuy nhiên đối với mỗi loại chế phẩm phân bón lá trong thí nghiệm, chi phí cho sản xuất khác nhau, cho năng suất khác nhau nên hiệu quả kinh tế khác nhau. Rau cải xanh được trồng trên cùng nền giá thể nên chi phí đầu vào các công thức khác nhau ở chế phẩm phân bón lá sử dụng. Phân bón lá sinh học HTD 04 chi phí đầu vào ít hơn so với các chế phẩm phân bón lá khác nhưng năng suất cao hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Đứng thứ 2 là phân bón lá Đầu trâu với hiệu quả cao hơn đối chứng 5.104.000 đồng. Hai chế phẩm còn lại cao hơn đối chứng 2.736.000 – 3.232.000 đồng.

Tóm lại: Hiệu quả kinh tế của cải xanh trồng trên giá thể có sử dụng chế phẩm phân bón lá cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc không sử dụng. Trong các chế phẩm phân bón lá tham gia thí nghiệm, phân bón lá sinh học HTD 04 cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)