Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 36 - 39)

Rau là loại thực phẩm đã có từ lâu đời ở nước ta, từ thời vua Hùng người ta đã phát hiện thấy bầu, bí trong vườn của gia đình. Theo sổ sách ghi chép thì rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ X.

Năm 1792-1783, Lê Quý Đôn đã tiến hành tổng kết các vùng phân bổ rau. Năm 1929 ở nước ta đã trồng rau cải trắng và khoai tây. Như vậy nghề trồng rau ở nước ta bắt đầu từ rất sớm, những năm trước đây do nền kinh tế tự cung, tự cấp kéo dài, nghề trồng rau ở nước ta rất manh mún, chưa được phát triển. Các chủng loại rau còn nghèo, diện tích và sản lượng rau quá thấp so với tiềm năng đất đai, khí hậu cùng với đức tính cần cù của nông dân Việt Nam, theo thống kê lúc bấy giờ sản lượng rau chỉ đạt tới 3225-3250 nghìn tấn. Vùng sản xuất rau lớn tập trung ở đồng bằng sông Hồng với 27-28% diện tích và chiếm 32-33% tổng sản lượng rau của cả

nước. Đây cũng là vùng rau gieo trồng được nhiều loại rau ôn đới như : cải bắp, súp lơ, su hào...

Theo số liệu thống kê từ năm 2004 đến nay [39] sản xuất rau không ngừng tăng nhanh không chỉ đáp ứng cho nhu cầu rau trong nước, cho công nghiệp chế biến mà còn để xuất khẩu, điều này được thể hiện qua giai đoạn từ năm 2001-2005.

Bảng 1.2 : Diện tích, năng suất và sản lƣợng rau quả Việt Nam

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2004 520.000 124.038 6.450.000 2005 525.000 125.714 6.600.000 2006 525.000 125.714 6.600.000 2007 525.000 125.714 6.600.000 2008 525.000 125.714 6.600.000 Nguồn : FAO – 2009

Qua bảng 1.2 có thể thấy diện tích rau của nước ta được mở rộng từ 520.000 ha năm 2004 lên 525.000 ha năm 2005, tăng 5.000 ha tương đương 0,96%.Từ năm 2005 đến năm 2008, diện tích năng suất, sản lượng rau phát triển ổn định, không có sự tăng trưởng giữa các năm.

Theo tác giả Phạm Thị Thuỳ (2005) [30] thì năng suất rau xanh ở nước ta còn thấp và bấp bênh, năm 1998 năng suất cao nhất cũng chỉ đạt 144,8 tạ/ha bằng 80% so với mức trung bình của toàn thế giới (xấp xỉ 180 tạ/ha). Nếu so với năm 1990 là 123,5 tạ thì năng suất bình quân cả nước trong 10 năm cũng chỉ tăng 11,5 tạ/ha. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt là các tỉnh có năng suất rau cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt năng suất bình quân ở mức 160 tạ/ha. Năng suất trung bình thấp nhất là ở tỉnh miền Trung, chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình cả nước.

Cây rau có thể sinh trưởng ở mọi vùng sinh thái, nhưng do yêu cầu tiêu dùng của xã hội nên được sản xuất tập trung ở một số vùng, có sản lượng lớn và diện tích tập trung.

Diện tích trồng rau nằm chủ yếu ở hai khu vực : đất trồng rau trong luân canh với hai vụ lúa và các cây trồng khác và đất chuyên canh rau tập trung.

Khu vực đất trồng rau trong luân canh với hai vụ lúa và các cây trồng khác có diện tích khoảng 241.000ha, sản lượng 3,05 triệu tấn - chiếm 65,3% diện tích và 63% tổng sản lượng rau cả nước.

Vùng đất chuyên canh rau tập trung tại : Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh và quanh các thành phố lớn khác diện tích 130.000 ha, sản lượng 1,78 triệu tấn. Diện tích gieo trồng chiếm 34,7% và sản lượng chiếm 37% tổng sản lượng cả nước.

Ngoài ra ở Việt Nam còn hình thành một số vùng tập trung sản xuất một số loại rau :

- Vùng trồng cải bắp, gồm các địa phương : Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng.

- Vùng trồng khoai tây : Hà Nội, Nam Định, Hà Tây, Thái Bình, Băc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên.

- Vùng trồng cà chua : Hà Nội, Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Tây.

- Vùng trồng hành tây, gồm các địa phương : Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Phan Rang.

- Vùng trồng tỏi ta : Bắc Giang, Hải Dương, huyện đảo Lý Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)