Các nguyên nhân gây ảnh hƣởng tới độ an toàn của rau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 45 - 50)

Trong xu thế của một nền sản xuất thâm canh, bên cạnh sự bức xúc gia tăng về khối lượng và chủng loại, ngành trồng rau hiện nay đang bộc lộ mặt trái của nó đó là : Việc ứng dụng ồ ạt, thiếu chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật về hoá học, nông hoá thổ nhưỡng, công nghệ sinh học... điều này đã dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, sản phẩm rau không được an toàn.

Để xác định nguyên nhân gây ô nhiễm cần xác định các biện pháp canh tác rau hợp lý làm giảm đến mức thấp nhất các dư lượng có hại cho

sức khoẻ con người có trong sản phẩm rau xanh, cần đánh giá đúng thực trạng môi trường canh tác và các tác động đến sự ô nhiễm.

1.4.2.1. Hàm lượng Nitơrat tồn dư trong các sản phẩm rau xanh

Hàm lượng NO-3 trong rau là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rau an toàn bởi những độc tính và tác hại của nó khi vượt quá ngưỡng cho phép [4],[5].

Thực tế cho thấy kết quả khoả nghiệm hàm lượng Nitơrat trên một số loại rau vào thời điểm sử dụng (1-2 ngày sau thu hoạch) đều vượt quá chỉ số cho phép là mối quan tâm đối với chúng ta.

Bảng 1.4. Hàm lƣợng Nitơrat trên một số loại rau vào thời điểm sử dụng (1-2 ngày sau thu hoạch)

STT Nơi lấy mẫu Thời

gian

Hàm lƣợng (mg/kg)

Cải bắp Su hoà Hành tây

1 HTX Phù Đổng (Gia Lâm) 1/1993 876 (+376) 982(+482) 180(+100)

2 HTXMỹ Đức (Thuỷ Nguyên) 2/1993 600 (+100) - 220(+140)

3 HTX Như Quỳnh (Mỹ Văn) 12/1992 620 (+120) 480(-20) -

4 Chợ Hàng Da 2/1993 1080(+580) 645(+145) 116(+36)

5 Chợ Long Biên 1/1994 714 (+214) 638(+138) 96(+16)

(=,- : chênh lệch so với ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn Nga)

Nguồn : Bùi Bảo Hoàn, Đào Thanh Vân (2000), Giáo trình cây rau

Nitrat được hấp thu vào cơ thể ở mức bình thường không gây độc, nó chỉ có hại khi vượt quá tiêu chuẩn cho phép. NO3- trong cơ thể người không trực tiếp gây ra methaemoglobine, nhưng chúng có thể bị khử bởi NO2- bởi vi khuẩn microflora đường ruột. NO2- phản ứng với haemoglobine hình thành methaemoglobine. Khi methaemoglobine ở mức cao sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh làm giảm hô hấp của tế bào, ảnh hưởng tới hoạt động của

Nitroamin, các hợp chất này đưa vào cơ thể một cách trực tiếp do nitroamin được tổng hợp trong cơ thể tạo ra sau khi ăn [38].

Nguyên nhân : Phân đạm, lân, kali là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất cây trồng, tuy nhiên do sử dụng không hợp lý về liều lượng tỷ lệ phân đạm trong thành phần vô cơ và hữu cơ bón cho cây, phương thức bón không đúng do chạy theo lợi nhuận, bón thuốc muộn sát với thời điểm thu hoạch cùng với việc sử dụng nguồn nước có hàm lượng (NO3-

) rửa trôi cao đã làm tăng hàm lượng nitrat trong rau, gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người...

1.4.2.2. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vât (BVTV) trong sản phẩm

Theo nhiều kết quả điều tra cho thấy việc đầu tư bảo vệ thực vật vào cây lúa mang lại lợi nhuận từ 1,5-2 lần, vào cây rau có thể lên đến 5 lần. Chính vì vậy lý do này mà việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là rất phổ biến. Mặt khác do sự thiếu hiểu biết của người dân về thuốc bảo vệ thực vật đã dẫn đến việc lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất rau như sau :

+ Sử dụng các loại thuốc BVTV đã bị cấm + Sử dụng thuốc BVTV quá liều lượng

+ Sử dụng thuốc BVTV không đúng nồng độ

+ Phương pháp phun thuốc BVTV không tuân thủ theo đúng quy trình, không đảm bảo thời gian cách ly đúng yêu cầu, số lần phun.vụ tuỳ tiện thường cao hơn so với khuyến cáo, khoảng cách giữa các lần phun rất ngắn.

Theo tài liệu của Phạm Thị Thuỳ (2005) [30], Nguyễn Ngọc Sinh và CTV năm 1999 thông báo lượng thuốc BVTV ở nước ta không ngừng gia tăng, so với năm 1990 thì năm 1999 lượng thuốc dùng cho 1ha cây trồng tăng 2,17 lần, lượng thuốc BVTV tiêu thụ tăng 2,17 lần. Lượng hoạt chất trên 1ha gieo trồng năm 1990 tăng 1,35 lần so với năm 1998. Còn số liệu của

Cục Bảo vệ thực vậtcho biết, năm 1990 cả nước phải nhập khẩu 10.000 tấn hoá chất bảo vệ thực vật, năm 1998 con số này tăng lên gấp 3 lần [26][28].

Nhiều tác giả cho biết, ở nước ta việc sử dụng thuốc hoá học ngày càng gia tăng, dẫn đến các tác động trực tiếp đến mức độ tích luỹ dư lượng thuốc BVTV trong rau hiện đang ở mức báo động [9],[13],[35].

Hoá chất bảo vệ thực vật có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường sau :

+ Đường tiêu hoá : gặp khi nạn nhân uống hoặc ăn thực phẩm có chứa thuốc BVTV, tuỳ theo nồng độ có thể gây nồng độ cấp tính

+ Đường hô hấp : là đường xâm nhập khá phổ biến của thuốc BVTV do người sử dụng không mang khẩu trang

+ Đường da : Xảy ra tại nơi tiếp xúc với thuốc BVTV

* Ảnh hưởng của hoá chất bảo vệ thực vật lên cơ thể con người và môi trường.

Khi bị nhiễm HCBVTV, hầu hết các chức năng của hệ thống cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, các chức năng gan, thận v.v… đều bị rối loạn vì HCBVTV khi vào cơ thể sẽ xâm nhập vào máu, được máu vận chuyển tới các cơ quan của cơ thể, tại đó chúng kết hợp với protein tạo thành Toxic-protein, tồn tại ở gan, thận, não, tuỷ, xương…

Nhiều tác giả cho rằng, khi HCBVTV xâm nhập vào cơ thể sống đều gây độc cho bất kỳ một cơ quan noà tuỳ theo độc tính, liều lượng, đường vào, tính nhạy cảm của cơ quan và thời gian tác động [12],[17],[18],[25].

Không chỉ gây hại cho cơ thể sống, HCBVTV còn ảnh hưởng đến môi trường. Khi phun HCBVTV không đúng chủng loại liều lượng, nồng độ, kỹ thuật lên cây sẽ gây hại trực tiếp cho cây, cho môi trường và hệ sinh

thái. Việc sử dụng HCBVTV trong sản xuất rau không đúng đã ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí…, phá vỡ sự cân bằng sinh thái, rất nhiều loại thiên địch của sâu hại đã bị giết bởi thuốc BVTV. Bên cạnh đó khi sử dụng thuốc BVTV không đúng sẽ làm cho công trùng quen thuốc, đồng thời cũng tăng thêm dư lượng thuốc trong môi trường [8],[14].

1.4.2.3. Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau

Kim loại nặng là vấn đề được quan tâm nhiều bởi tác hại của chúng tới sức khoẻ con người, các kim loại nặng khi xâm nhập vào cơ thể gây ra một số căn bệnh như thiếu máu, cao huyết áp, đâu đầu, sưng khớp, mất chức năng thận, với người mang thai có thể bị sẩy thai hoặc đẻ non…

Nguyên nhân dẫn đến kim loại nặng trong rau vượt quá ngưỡng cho phép là :

+ Do trồng rau trên đất có chứa nhiều kim loại nặng

+ Do lạm dụng hoá chất bảo vệ thực vật cùng với các loại phân bón đã cho hoá chất BVTV và lượng NPK bị rửa trôi xuống mương, ao hồ, sông ngòi, xâm nhập vào nguồn nước tưới cho rau và nước ngầm.

+ Do các kim loại nặng có trong nguồn nước thải từ thành phố, khu công nghiệp được cây hấp thu và tích luỹ đầu vào sản phẩm trong quá trình sinh trưởng, phát triển.

Hàm lượng các chất : cadimi (cb), chì (Pb), kẽm (Zn), thiếc (Sn) và các độc tố như : Aflatoxin B1, putulin... được phép tồn dư trong rau với lượng rất thấp (0,03-10mg/kg). Song trong thực tế, nhiều loại rau nhất là rau ăn lá được tưới nước có nhiễm chất thải công nghiệp có lượng kim loại nặng cao, nhất là chì (Pb). Ngoài ra việc bón lân cũng làm tăng hàm lượng kim loại nặng trong rau (một tấn Suppelân chứa 50-170g cb)

Tác giả Bùi Cách Tuyến (1998) [33] phân tích về tồn dư kim loại nặng trong nông sản ở khu vực ngoại thành thuộc thành phố Hồ Chí Minh, thì dư lượng kim loại nặng Cu++,Zn++,Pb ++,Cd + trong rau muống, rau cải ở mức cho phép còn dư lượng Cr vượt 3,5 lần giới hạn cho phép. Ở Đà Lạt, hàm lượng Cu và Zn trong một số nông sản cao gấp 1,5-9 lần mức cho phép. Ở Ninh Thuận, hàm lượng Cu trong một số nông sản cao gấp 2,5 lần mức cho phép.

1.4.2.4. Vi sinh vật gây hại trong rau

Nguyên nhân dẫn đến vi sinh vật gây hại có trong sản phẩm rau là : Do tập quán sử dụng nước phân tươi, phân chuồng, phân bắc chưa được ủ hoai mục, thậm chí cả nguồn nước thải, nước tưới bị ô nhiễm để tưới cho rau vẫn khá phổ biến ở các vùng trồng rau hiện nay.

Khi người sử dụng rau có chứa vi sinh vật gây hại sẽ làm cho người sử dụng mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hoá như : tiêu chảy, kiết lỵ...

Tóm lại : sản phẩm rau xanh được coi là sạch nếu đáp ứng được các yêu cầu sau :

- Sạch an toàn về chất lượng : khi sản phẩm rau không chứa các dư lượng quá ngưỡng cho phép về vệ sinh y tế, đó là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng, dư lượng vi sinh vật gây hại.

- Sạch hấp dẫn về hình thức : đó là sản phẩm rau phải tươi, sạch, thu đúng độ chín, không có triệu chứng nhiễm bệnh, bao bì sạch sẽ hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 45 - 50)