Phương hướng sản xuất rau an toàn trong hiện tại và tương la

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 53 - 55)

Nhận thức sâu sắc vấn đề này Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh VS- ATTP năm 2003, Chính phủ đã ra Nghị định hướng dẫn thực hiện năm 2004. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh chương trình phát triển sản xuất rau an toàn các tỉnh đồng bằng sông Hồng (gọi tắt là RAT sông Hồng).

Chính vì vậy việc đẩy mạnh sản xuất rau an toàn cung cấp cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu hiện nay cũng như thời gian tới là hết sức cần thiết đòi hỏi các cấp, các ngành cần đặc biệt quan tâm, sản xuất rau an toàn cần thực hiện những vấn đề sau:

1.4.4.1. Yêu cầu chất lượng của rau an toàn:

- Về chỉ tiêu nội chất: Dư lượng thuốc BVTV; Hàm lượng nitrat (N03): Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu (Cu, Pb, Hg, Cd, As...); mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella) và ký sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa) các chỉ tiêu trong từng loại rau phải đạt mức cho phép theo tiêu chuẩn các tổ chức quốc tế FAO/WHO.

- Về chỉ tiêu hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu của từng loại rau, không dập nát hư hỏng, không lẫn tạp chất và có bao gói thích hợp.

1.4.4.2. Những biện pháp chính trong sản xuất rau an toàn:

- Về đất trồng: Đất để sản xuất rau an toàn phải phù hợp với yêu cầu sinh thái của từng loại rau. Không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của các

chất thải công nghiệp, giao thông, khu dân cư tập trung, kim loại nặng, vi sinh vật độc hại cho cây trồng, con người và môi trường.

- Về phân bón: Tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi, chỉ dùng phân chuồng, phân rác đã được ủ hoại mục, phân hữu cơ vi sinh, phân vô cơ, phân bón lá theo liều lượng quy định. Kết thúc bón phân hoặc sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng trước khi thu hoạch sản phẩm 20 ngày.

- Về nước tưới: Chỉ dùng nước sạch như nước giếng khoan từ các sông, hồ lớn không bị ô nhiễm các hóa chất và vi sinh vật độc hại; Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ khu công nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư, nước ao, mương tù đọng.

- Về phòng trừ sâu bệnh: áp dụng rộng rãi biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra, có hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho người và môi trường với các nội dung sau:

+ Giống: Chọn hạt giống tốt, không lẫn tạp, có sức nẩy mầm khỏe; các cây con cần được xử lý sạch sâu bệnh trước khi trồng.

+ Canh tác: Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp nhất các điều kiện sinh thái và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau; chú ý thực hiện chế độ luân canh hoặc xen canh phù hợp giữa các cây trồng khác họ hoặc không có cùng một dịch hại nguy hiểm để hạn chế khả năng phát dịch của chúng.

+ Dùng thuốc: Chỉ dùng thuốc BVTV khi cần thiết (khi có sâu bệnh xuất hiện) chỉ sử dụng các loại thuốc được phép sử dụng trên rau mà Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành; Tuyệt đối không

dụng các loại thuốc có độ độc tố cao, chậm phân hủy. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc nhất là gần thời gian thu hoạch. Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc có cơ chế tác động khác nhau để hạn chế sự kháng thuốc của sâu hại. Tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly của từng loại thuốc (được ghi trên nhãn thuốc); Tuyệt đối không được xử lý sản phẩm rau tươi đã thu hoạch bằng hóa chất BVTV.

Thực hiện đầy đủ những biện pháp trên trong sản xuất rau là có sản phẩm rau an toàn cung cấp cho xã hội góp phần quan trọng vào việc bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng [23].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 53 - 55)