Ảnh hƣởng của các giá thể đến năng suất và hàm lƣợng NO 3 trong cây cải xanh tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 84 - 86)

- Sử lý số liệu bằng phần mềm thống kê sinh học IRRISTART 4

3.2.3. Ảnh hƣởng của các giá thể đến năng suất và hàm lƣợng NO 3 trong cây cải xanh tại Thái Nguyên

Mục đích cuối cùng của quá trình theo dõi thí nghiệm này là: xác định ở giá thể nào thì cây cải xanh có khả năng sinh trưởng và đạt năng suất cao nhất mà hàm lượng nitơrat vẫn đảm bảo. So với đối chứng là giá thể TN1 có bán sẵn trên thị trường, ba giá thể còn lại nếu cho khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất cao hơn hoặc tương đương là giá thể có thể chọn để sử dụng tốt vì ưu điểm cho năng suất tốt, giảm chi phí đầu vào do tự làm giá thể từ phế phụ phẩm nông nghiệp.

Năng suất của cây trồng là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng và phát triển một cách thiết thực, lượng dinh dưỡng mà cây tích luỹ được. Năng suất cây trồng cao hay thấp không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào một vài yếu tố mà là kết quả tổng hợp của tất cả các yếu tố đó. Nhưng trước hết năng suất phụ thuộc trực tiếp vào tiềm năng, năng suất của cây trồng, tức phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành năng suất. Cải xanh là cây ăn thân lá, thân lá là sản phẩm thu hoạch được làm nguyên liệu, thực phẩm vì thân lá cải xanh là bộ phận tích luỹ chất dinh dưỡng của cây, trong đó chứa nhiều vitamin và chất khoáng.

Năng suất và hàm lượng NO3-

của cải xanh trồng trên các giá thể khác nhau được thể hiện qua bảng 3.9:

Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của các giá thể đến năng suất và hàm lƣợng NO 3 -

trong cải xanh trái vụ trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên

Công thức NSTT (tạ/ha) So sánh với đối chứng NO3-

(mg/kg) So sánh 1 76,3 0,7 315 - 2 68,1 - 7,5 329 - 3 65,2 - 10,4 307 - 4 75,6 355 - PROB 0,02 CV% 4,9 LSD 05 6,98 Ghi chú: 500 (mg/kg) là hàm lượng NO3 -

được phép có trong rau cải. (-) Là hàm lượng dưới ngưỡng cho phép.

Qua bảng 3.9 cho thấy năng suất của cải xanh trồng trên các giá thể trong thí nghiệm đạt từ 65,2-76,3 tạ/ha. Ở giá thể chứa 1/3 trấu hun, năng suất thực thu đạt cao nhất (76,3 tạ/ha), cao hơn không đáng kể so với đối chứng (0,7 tạ/ha). Ở hai giá thể chứa 1/3 xơ dừa và 1/3 mùn cưa, năng suất đều thấp hơn đối chứng là 7,5 tạ/ha ở giá thể có 1/3 xơ dừa và 10,4 ở giá thể có 1/3 mùn cưa. Thí nghiệm chính xác với sai số thí nghiệm nhỏ hơn 15 % (CV% = 6,8). Các công thức khác nhau cho năng suất khác nhau ở mức tin cậy 95% (PROB = 0,02). Năng suất của giá thể chứa 1/3 trấu hun tương đương đối chứng xong điều ưu điểm là ở việc giảm chi phí mua giá thể bán sẵn mà có thể tự làm giá thể cho năng suất tương đương.

Cũng qua bảng 3.9 cho thấy, ở các giá thể đem trồng đều cho hàm lượng NO3- nằm trong tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo chất lượng rau an toàn.

Tóm lại: Trong 3 giá thể tự chế làm thí nghiệm, giá thể chứa 1/3 trấu hun cho năng suất cao nhất và tương đương với công thức đối chứng . Công thức 2, giá thể chứa 1/3 xơ dừa cho năng suất đứng thứ 2 (68,1 tạ/ha) và thấp nhất ở giá thể chứa 1/3 mùn cưa (65,2 tạ/ha) ở mức độ tin cậy 95%. Các giá thể trong thí nghiệm đều đảm bảo hàm lượng NO3- ở dưới ngưỡng cho phép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 84 - 86)