Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất rau ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 39 - 40)

* Thuận lợi:

Việt Nam nằm trong miền nhiệt đới có gió mùa, vị trí địa lý độc đáo, một phía gắn liền với lục địa, một phía thông với biển Đông, có địa hình chạy dài suốt 15 vĩ độ, có khí hậu đa dạng và có 4 mùa phân biệt nên các giống cây nhiệt đới và ôn đới đều có thế sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao.

Nghề trồng rau ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhân dân ta đã có nhiều kinh nghiệm, người Việt Nam lại cần cù, do đó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nghề trồng rau: đó là cần đầu tư nhiều công lao động cho chăm sóc rau.

Đảng và Nhà nước ban hành nhiều chính sách mới, được tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh rau phát triển

Những năm qua trong cơ chế mới, quan hệ giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới được thiết lập tạo điều kiện cho việc nhập và sản xuất các chủng loại rau mới. Công nghệ chế biến được củng cố và phát triển, tạo điều kiện cho nghề trồng rau vừa tăng về số lượng vừa tăng về chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người sản xuất.

Hàng loạt những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong nước và thế giới đã được áp dụng vào sản xuất rau ở nước ta, công nghiệp chế biến sẽ là tác nhân mạnh tạo ra bước ngoặt mới để tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm.

Kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển, thị trường rau và các sản phẩm chế biến từ rau ngày càng được mở rộng.

Có lực lượng các bộ khoa học nghiên cứu về rau có trình độ, năng lực, nhiệt tình sẽ chọn tạo được nhiều giống rau tốt cho sản xuất đặc biệt các loại rau có chất lượng cao và các loại rau trồng trái vụ. Hiện any những

khó khăn về rau giáp vụ hầu như không còn nữa, các vùng ngoại thành các thành phố đã cung cấp đủ rau cho người tiêu dùng quanh năm, đó là một bước tiến cần đánh giá cao trong lịch sử nghề trồng rau ở Việt Nam.

* Khó khăn:

Cấu trúc địa hình phức tạp, ngoài hai đồng bằng chính là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, còn đại bộ phận diện tích (chiếm 2/3) là đồi núi.

Tuy nghề trồng rau những năm qua đã có những bước tiến đáng kể, nhưng chưa đồng bộ, chỉ mới tập trung ở một số khu vực chuyên canh rau và các vùng ven đô thị. Chưa có bộ giống cho từng vùng.

Nước ta có khí hậu nóng và ẩm là điều kiện cho sâu bệnh phát triển, hơn nữa vì chạy theo lợi nhuận nên một số loại rau trong quá trình sản xuất người sản xuát sử dụng bừa bãi các loại thuốc bảo vệ thực vật gây hiện tượng quen thuốc, do đó sâu bệnh ngày càng phát triển mạnh hơn. Sản xuất rau của ta còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, thường gây ra bão lụt, thiên tai, gây nhiều rủi ro cho người sản xuất.

Chưa có một nền sản xuất lớn, sản xuất còn mang tính chất manh mún, chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất rau, do vậy năng suất rau chưa cao, giá thành rau tăng, chưa coi trọng việc quản lý, cải tiến kỹ thuật canh tác, chủ yếu tăng về năng suất chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên rau tươi Việt Nam hiện nay chưa đảm bảo an toàn cho người sử dụng, điều đó hạn chế rất lớn tới việc sản xuất rau xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)