Ảnh hưởng các lượng phân lân khác nhau đến đường kính tán của cây cải xanh trái vụ trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 112 - 114)

- Sử lý số liệu bằng phần mềm thống kê sinh học IRRISTART 4

3.4.1.3. Ảnh hưởng các lượng phân lân khác nhau đến đường kính tán của cây cải xanh trái vụ trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên

tán của cây cải xanh trái vụ trồng trong khay bầu tại Thái Nguyên

Đường kính tán không chỉ thể hiện khả năng quang hợp của cây mà đối với rau cải xanh, đường kính tán còn thể hiện khả năng cho năng suất của cây. Qua theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, chỉ tiêu đường kính tán của cải xanh trồng trên giá thể có các lượng lân khác nhau được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.23. Ảnh hƣởng của các lƣợng phân lân khác nhau đến động thái tăng trƣởng đƣờng kính tán Đơn vị: cm Thời gian sau trồng Công thức

5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày

1 (ĐC) 7,34 12,4 16,59 18,67 19,53 2 8,25 13,3 18,41 20,53 21,62 2 8,25 13,3 18,41 20,53 21,62 3 8,33 13,2 17,52 19,7 20,97 4 7,56 12,6 16,44 18,93 19,67 5 6,84 11 14,89 16,28 16,87 6 6,46 9,41 12,51 14,39 14,98 PROB 0,000 CV% 1,3 LSD 05 0,46

Qua bảng 3.23 cho thấy, đường kính tán tăng dần qua từng giai đoạn sinh trưởng, đạt tối đa ở thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên đường kính tán và tốc độ tăng trưởng đường kính tán từng thời kỳ khác nhau ở từng công thức tham gia thí nghiệm.

Thời kỳ 5 ngày sau trồng, đường kính chỉ đạt 6,46 - 8,33 cm. Công thức 2 trộn 0,2kg lân/10 kg giá thể cho đường kính tán đạt cao nhất là 8,33 cm, cao hơn đối chứng 1cm. Thấp nhất ở lượng lân 1kg lân/10 kg giá thể cho đường kính tán chỉ đạt 6,46 cm, thấp hơn đối chứng 0,88 cm.

Thời kỳ 10 ngày sau trồng, đường kính tán đạt 9,41-13,3 cm. Lượng lân từ 0,2-0,4 kg cho đường kính tán đạt cao nhất và tương đương nhau là 13,3 cm và 13,2 cm, cao hơn đối chứng 0,9 cm. Lượng lân 0,6 kg cho

đường kính cao hơn không đáng kể so với đối chứng đạt 12,6 cm. Hai lượng lân còn lại cho đường kính tán thấp hơn đối chứng từ 1,4-2,99 cm.

Ở các thời kỳ tiếp theo, 15-20 ngày sau trồng, đường kính tán đã tăng lên đáng kể 12,51-18,41 cm ở 15 ngày sau trồng và 14,39-20,53 cm ở 20 ngày sau trồng. Đạt giá trị cao nhất vẫn là ở lượng phân 0,2 lg lân/10 kg giá thể. Thời kỳ 15 ngày, lượng lân 0,2 kg cho đường kính tán cao hơn đối chứng 1,82cm. thấp nhất ở lượng lân 1kg, thấp hơn đối chứng 4,08 cm. Thời kỳ 20 ngày sau trồng, lượng lân 0,2 kg cho đường kính tán cao hơn đối chứng 1,86 cm và thấp nhất ở lượng lân 1 kg, thấp hơn đối chứng 4.28 cm.

Thời kỳ thu hoạch - 25 ngày sau trồng, đường kính tán tăng không nhiều so giai đoạn trước và đạt 14,98-21,62. Đường kính tán đạt cao nhất ở lượng lân 0,2 kg là 21,62 cm và cao hơn đối chứng 2,09 cm. Đứng thứ 2 là lượng lân 0,4 kg cho đường kính tán đạt 20,97 cm, cao hơn đối chứng 1,44 cm. Lượng lân 0,6 kg cho đường kính cao tương đương đối chứng. Thấp hơn đối chứng là ở lượng lân 0,8 và 1kg, thấp hơn 2,66 - 4,55 cm.

Thí nghiệm cho thấy các lượng lân khác nhau cho đường kính tán khác nhau ở mức tin cậy 95% (LSD0,05 = 0,46) vì xác suất chấp nhận giả thiết lượng lân khác nhau cho đường kính tán như nhau là rất thấp (prob = 0,000). Thí nghiệm chính xác với sai số thí nghiệm nhỏ CV% = 1,3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kĩ thuật trồng rau cải xanh trái vụ bằng khay bầu tại Thái Nguyên (Trang 112 - 114)