10 Khối chỉ tham gia BHYT 1344 1.939 3.191 60.254 90.227 156
3.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hồ Bình giai đoạn 2011 đến
giai đoạn 2011 đến 2015
Về kinh tế: căn cứ vị trí địa lý, địa hình khí hậu, tự nhiên, tài nguyên
khoáng sản, đặc điểm văn hố đa dạng và phong phú, Hồ Bình tạo mơi trường pháp lý, mơi trường kinh tế, “điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư từ bên ngoài, huy động tối đa nguồn lực trong tỉnh” [22, tr.20] phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp công nông cơng nghiệp, doanh nghiệp dịch vụ. Bước đầu hình thành vùng động lực kinh tế và ngành kinh tế mũi nhọn làm đầu tàu phát triển các vùng khác và ngành khác. Quy hoạch vùng động lực kinh tế thành phố Hồ Bình - Kỳ Sơn - Lương Sơn thành vùng kinh tế năng động, tạo sự lan toả kéo các vùng khác phát triển. Trọng tâm xây dựng tuyến đường Hoà Lạc - thành phố Hồ Bình. Mở rộng hạ tầng các khu cơng nghiệp, theo Văn
bản số 2350/TTg-KTN, ngày 31/12/2008, Hồ Bình có 08 Khu cơng nghiệp
bổ sung vào Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp ở Việt Nam theo thứ tự ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, cụ thể như sau: Khu cơng nghiệp Lương Sơn (mở rộng diện tích từ 72 ha lên 230 ha); Khu công nghiệp Bờ trái sơng Đà, diện tích 86 ha; Khu cơng nghiệp Yên Quang, diện tích 200 ha; Khu cơng nghiệp Thanh Hà, diện tích
300 ha; Khu cơng nghiệp Mơng Hố, diện tích 200 ha; Khu cơng nghiệp Nam Lương Sơn, diện tích 200ha; Khu cơng nghiệp Nhuận Trạch, diện tích 200 ha; Khu cơng nghiệp Lạc Thịnh, diện tích 200 ha [40]. Sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ là điều kiện thuận lợi cơ bản để tỉnh triển khai nhanh các Nghị quyết phát triển CN-TTCN. Theo đó, tỉnh có cơ sở thực giải quyết những khó khăn lớn về quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN, tạo quỹ “đất sạch” để thu hút đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp.
Hiện đại hố thành phố Hồ Bình, trong đó tập trung hiện đại hoá khu Bờ trái, khu trung tâm Quỳnh Lâm, khu Chăm Mát. Thu hút đầu tư phát triển mạnh các doanh nghiệp công nghiệp và doanh nghiệp xây dựng. “Đưa giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng bình qn hàng năm 18,1%, trong đó cơng nghiệp tăng 18,5%, xây dựng tăng 17,2%” [22, tr.23]. Dựa trên lợi thế gần Hà Nội, Hồ Bình tập trung phát triển các ngành cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao. Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Hồ Bình phát triển doanh nghiệp cơng - nông nghiệp chế biến đường, tinh bột, chè khô, lâm sản, hoa quả đóng hộp…
Hiện đại hố khu thương mại Bờ trái, Chợ trung tâm Lương Sơn, Chợ trung tâm Kỳ Sơn… phát triển các loại hình doanh nghiệp dịch vụ có giá trị gia tăng cao như thương mại, dịch vụ vận tải, dịch vụ tư vấn, bưu chính viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, tài chính, ngân hàng…"Phấn đấu mức tăng trưởng của ngành bình quân đạt 14% năm” [22, tr.23].
Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch bằng nhiều nguồn vốn, nhất là nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của nhà nước. Phát triển hạ tầng du lịch hồ sông Đà, hạ tầng du lịch Hồ Bình, Lương Sơn. Hồ Bình có nhiều giá trị văn hố phi vật thể phong phú, độc đáo với những danh lam thắng cảnh kỳ vĩ và hấp dẫn, những sản vật độc đáo là điều kiện lý tưởng để phát triển các doanh nghiệp du lịch. Có cơ chế, chính sách thu hút mạnh các thành phần kinh tế đầu tư phát triển doanh nghiệp du lịch trên Hồ
sông Đà, huyện Mai Châu, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lương Sơn… "Phấn đấu đến năm 2015, tổng lượng khách du lịch đạt 2,5 triệu lượt người, thu nhập 800 tỷ đồng” [22, tr.24]. Đây là cơ sở mở rộng đối tượng doanh nghiệp và người lao động tham gia BHXH ở tỉnh Hồ Bình.
Biểu 3.1: Dự báo phát triển các loại hình doanh nghiệp từ 2011
đến năm 2015
Đơn vị tính: Đơn vị
Số TT Loại hình DN Năm2011 Năm2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015
1 DNNN 44 35 29 24 23
2 DN có vốn ĐTNN 20 24 31 35 37
3 DNNQD 444 489 558 594 634
Cộng 508 548 618 653 694
Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hồ Bình.
Như vậy, theo dự báo phát triển doanh nghiệp của Sở kế hoạch đầu tỉnh Hồ Bình số doanh nghiệp Nhà nước giảm về số lượng do sát nhập, cổ phần hố nhưng quy mơ doanh nghiệp lớn hơn và số lao động vẫn tăng; số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, nhất là số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh từ 444 doanh nghiệp năm 2011 lên 489 (2012), lên 558 (2013), lên 594 (2014), lên 634 năm 2015. Với việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công, nông nghiệp và dịch vụ thuộc các thành phần kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2011-2015) từ 12% -13%; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn bình quân hàng năm tăng 10%. Đến năm 2015, cơ cấu kinh tế “Công nghiệp - xây dựng chiếm 44%; dịch vụ chiếm 33 %; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 23%; GDP bình quân đầu người đạt 28 triệu đồng” [22, tr.20].
Như vậy, đến năm 2015, GDP đầu người sẽ có thể đạt tới mức trên 1000 USD/người/năm và đến năm 2020 chỉ số này sẽ có thể là 1.200USD/người/năm. Chỉ số GDP bình quân đầu người là chỉ số quan trọng để người lao động đáp ứng về mặt tài chính tham gia BHXH.
Về văn hoá, xã hội: Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg
của Thủ tướng Chính phủ; “Nâng cao chất lượng và mở rộng trường Mầm non, các trung tâm học tập cộng đồng; Phổ cập tiểu học - chống mù chữ; Phổ cập giáo dục cấp tiểu học; Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, từng bước thực hiện phổ cập giáo dục trung học” [22, tr.25]. Như vậy, Hồ Bình phát triển ngành giáo dục theo định hướng của tỉnh đảng bộ giai đoạn 2011 đến 2015, thì đối tượng tham gia BHXH và BHYT bắt buộc của giáo viên và học sinh ngành giáo dục trong những năm tới rất động.
Theo định hướng của tỉnh Đảng bộ Hồ Bình “nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh cho nhân dân ở các tuyến, nhất là cơ sở, tăng cường cơng tác y tế dự phịng và thực hiện có hiệu quả các chương trình dự án y tế. Kiện tồn đội ngũ cơng chức y tế từ tỉnh đến cơ sở. Xây dựng bệnh viện phụ sản, bệnh viện nhi tuyến tỉnh và đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động y tế, đa dạng hố các loại hình khám bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, cá nhân, tổ chức xã hội tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển vốn y học cổ truyền” [22, tr.26]. Đây là nhân tố rất quan trọng đảm bảo chính sách BHYT ở tỉnh Hồ Bình.
Tổng số dân vào năm 2015 sẽ là khoảng 95 vạn người, trong đó có 60 vạn người ở độ tuổi lao động, tăng gần 30 vạn người với năm 2010; tỷ lệ lao động nơng nghiệp cịn khoảng 40%. Trong 5 năm tới, bình quân mỗi năm khoảng 1,5 vạn người có thể thu hút và tạo thêm việc làm cho khoảng 9 vạn lao động, đưa số lao động có việc làm ở nơng thôn vào năm 2010 khoảng 28 vạn người, đưa tổng số lao động có việc làm ở thành thị vào khoảng trên 5 vạn người.
Tổng số lao động có việc làm năm 2015 dự báo sẽ là trên 50 vạn người. Trong đó, khu vực kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân là khu vực chủ yếu điều chỉnh lực lượng lao động trong khu vực này. Như vậy, đến năm 2015 đối tượng tham gia BHXH khu vực ngoài Nhà nước sẽ được tăng lên đáng kể, sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lao động tham gia BHXH.
Biểu 3.2: Dự báo số người lao động ở khối loại hình bảo hiểm (2011-2015)
Đơn vị tính: người
TT Khối loại hìnhquản lý Năm2011 Năm2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015
Tổng cộng 5 năm 1 2 4 5 6 7 8 9 01 Khối HCSN Đảng, đoàn thể 28.026 29.147 30.021 31.372 31.999 150.564 02 Khối xã, phường 3.772 3.791 3.791 3.799 3.837 18.990