Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh hòa bình (Trang 90 - 93)

20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng chế độ mất sức lao động;

3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hộ

XÃ HỘI Ở TỈNH HỒ BÌNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015

Căn cứ định hướng cơng tác BHXH của tỉnh Hồ Bình từ năm 2011 đến năm 2015, kinh nghiệm thực hiện chính sách BHXH của các tỉnh ở Việt Nam, ngành BHXH tỉnh cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, chính sáchbảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội

Hiện nay số đối tương tham gia BHXH ở tỉnh Hồ Bình, nhất là vùng sâu dân tộc miền núi còn rất thấp, nhiều người lao động, chủ sử dụng lao động chưa hiểu rõ về chính sách BHXH, BHXH Hồ Bình cần tăng cường cơng tác thơng tin và tun truyền về Luật BHXH, Luật BHYT, cần tập trung vào các đối tượng là nông dân, người cận nghèo, học sinh, sinh viên, các chủ sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp tư nhân...:

Theo thống kê của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, ở tỉnh Hồ Bình hiện nay có khoảng trên 85% người lao động đang làm việc chưa được làm quen với chính sách BHXH. Do đó, cơng tác thơng tin tun truyền cho người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế cũng như chủ sử dụng lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước và các cán bộ, viên chức trong hệ thống BHXH nhận thức được đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách BHXH đối với người lao động là hết sức cần thiết, để BHXH đến với từng gia đình, trở thành nhu cầu khơng thể thiếu đối với người lao động.

Công tác BHXH đã từng bước khẳng định tầm quan trọng và vị thế của mình đối với việc phát triển kinh tế, xã hội cũng như việc bảo đảm quyền lợi về BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ chính sách BHXH theo cơ chế mới cũng gặp phải khơng ít khó khăn, vướng mắc. Hiện tượng né tránh trốn nộp BHXH cho người lao động khá phổ biến nhất là khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do

người lao động, chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chính sách BHXH. Từ đó họ chưa có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo quy định của pháp luật. Vì vậy, phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về quyền và nghĩa vụ tham gia BHXH khi được làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là DNNQD để người lao động hiểu và buộc các chủ sử dụng lao động đối xử theo đúng quy định của pháp luật. Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp bách trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế, chính sách BHXH hiện nay. Đây khơng chỉ là cơng việc của ngành BHXH mà là nhiệm vụ chung của các ngành, các cấp và của toàn xã hội.

Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về BHXH đối với người lao động và chủ sử dụng lao động cần phải tìm ra nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền cho từng đối tượng, tức là trả lời được những câu hỏi: Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền như thế nào? Làm sao để nội dung tuyên truyền phải thực sự tạo ra những chuyển biến trong nhận thức của mọi người trong xã hội về BHXH. Chúng tơi có thể cụ thể hố bằng các biện pháp:

+ Cơ quan BHXH các tỉnh, thành phố và các huyện phải chủ động thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với đội ngũ các phóng viên báo, đài. Thơng qua các chuyên mục: giải đáp chế độ, chính sách; thơng tin về chính sách mới, về tình hình hoạt động của ngành BHXH cũng như những mặt tốt, mặt chưa tốt của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trong việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH; đưa phóng sự, phỏng vấn, trao đổi, ...lên hầu hết các báo, đài truyền hình, đài phát thanh...để giúp cho các đơn vị và nhất là người lao động làm việc trong các khu vực kinh tế ngồi quốc doanh về các chế độ, chính sách BHXH;

+ Đa dạng hình thức tuyên truyền như tổ chức hội nghị cấp huyện, thị để tuyên truyền chính sách BHXH đến chủ sử dụng lao động; phát hành rộng

rãi tạp chí BHXH, báo BHXH; tăng số trang, số lượng bài viết hoặc mở riêng chuyên mục về BHXH, BHYT hàng tuần, hàng kỳ; tổ chức chương trình phổ biến pháp luật BHXH cho người lao động; phối hợp với sở văn hố thơng tin và Liên đồn lao động phát hành áp phích, khẩu hiệu, panơ lớn đặt tại các tụ điểm quan trọng;

+ Tổ chức thi tìm hiểu chính sách, chế độ BHXH bằng nhiều hình thức, với nhiều biện pháp cụ thể và theo một phạm vi hoặc lĩnh vực nhất định ví dụ như: BHXH tỉnh Hồ Bình có thể phối hợp với Đài truyền hình tỉnh Liên đồn Lao động tỉnh và các ngànhh các cấp tổ chức thi tìm hiểu về BHXH, BHYT thơng qua các chương trình với chủ đề về BHXH, BHYT hoặc với từng nội dung BHXH riêng, BHYT riêng; đăng ký với truyền hình tỉnh mở riêng trong tháng mở một chuyên mục riêng về BHXH, BHYT; Phối hợp với các cơ quan chức năng như thi đua, tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể ở địa phương tổ chức các cuộc thi tuyên truyền viên giỏi trong ngành, thi tìm hiểu về BHXH, BHYT; hoặc tổ chức các đợt thi viết bài, thi viết thơ ca về BHXH, BHYT;

+ Tăng cường đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chun mơn nghiệp vụ và hiểu biết sâu rộng về chính sách BHXH làm cơng tác tun truyền, giới thiệu và giải đáp những thắc mắc cho người lao động về nội dung các chế độ mà họ được hưởng khi tham gia BHXH. Cán bộ chuyên quản khơng chỉ tích cực đơn đốc thu nộp mà cịn là người tuyên truyền các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT đến từng đơn vị sử dụng lao động và người lao động; bám sát đơn vị sử dụng lao động để hướng dẫn nghiệp vụ thu - nộp BHXH đúng kỳ, giảm nợ tồn đọng;

+ Nội dung tuyên truyền cần phải nhấn mạnh “tham gia BHXH vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của người lao động” và cần chú ý tác động cụ thể vào hai loại đối tượng: Đối với người lao động, giúp cho họ hiểu rõ lợi ích của BHXH là chỉ phải đóng góp 6% trong tổng số 23% tiền lương, được hưởng đủ 6 chế độ (ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, dưỡng sức); bình đẳng cả trong nghĩa vụ và quyền lợi với

công chức, viên chức Nhà nước; chỉ dẫn người lao động cách thức kiểm tra, giám sát hoặc nơi cần liên hệ để bảo vệ quyền lợi cho mình, mà khơng sợ bị đe doạ, trù dập, sa thải...từ phía người sử dụng lao động, hướng dẫn người lao động khi thôi việc phải kiên quyết địi hỏi quyền lợi BHXH của mình, kể cả biện pháp nhờ pháp luật can thiệp. Đối với người sử dụng lao động, công tác thông tin tuyên truyền phải tỏ rõ thái độ khen chê, một mặt biểu dương, động viên, khuyến khích kịp thời những doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH; có thái độ trân trọng đối với quyền lợi hợp pháp của người lao động. Mặt khác, phải tạo được dư luận mạnh mẽ lên án, phê phán nghiêm khắc những đơn vị, những sai phạm, buộc họ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mình.

Như vậy, cơng tác thơng tin tuyên truyền hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện BHXH cho người lao động nhất là lao động thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Những nội dung trên cần phải được thực hiện bằng các hình thức và phương pháp phù hợp. Có như vậy, cơng tác tun truyền, giải thích, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về BHXH sẽ có hiệu quả, việc thực hiện các chế độ BHXH mới đi vào nề nếp, lợi ích của người lao động mới được đảm bảo; chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ thành hiện thực, đạt

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở tỉnh hòa bình (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w